Cũng phải cay đắng mà nhận rằng: Lao động Việt Nam, bấy lâu nay vốn nổi tiếng là vô kỷ luật và ý thức chấp hành luật pháp rất kém.
Năm 2011, có tới 8.800 lao động người Việt tại Hàn Quốc bỏ trốn, " bùng" ra ngoài làm, bất chấp các hợp đồng đã ký. Có muôn ngàn kiểu lao động Việt trốn, nhưng trắng trợn nhất thì phải kể đến một nhóm 25 người trốn ngay sau khi làm xong thủ tục nhập cảnh.
Những con số này chắc chắn còn chưa đúng sự thực. Chính quyền Hàn Quốc đã phải tạm dừng việc cho người Việt sang lao động.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Việt Nam phải cử các đoàn công tác sang Hàn Quốc để giải quyết tình trạng này.
Ảnh minh họa |
Chính quyền Hàn Quốc phải mở các đợt truy quét lao động Việt bỏ trốn và thật nhục nhã, khi thấy hình ảnh những công dân Việt bị cảnh sát Hàn tóm cổ. Chính chúng đã làm hoen ố hình ảnh người dân Việt Nam vốn cần cù, chịu thương, chịu khó, hay lam hay làm.
Chính phủ đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người đến tuổi lao động đi xuất khẩu lao động. Một chính sách ưu đãi, tạo công ăn việc làm cho người thu nhập thấp, tạo cơ hội xóa đói, giảm nghèo cho người nghèo… có nguy cơ bị sụp đổ bởi những kẻ vô kỷ luật, hám lợi trước mắt.
Cũng phải cay đắng mà nhận rằng: Lao động Việt Nam, bấy lâu nay vốn nổi tiếng là vô kỷ luật và ý thức chấp hành luật pháp rất kém.
Người ta hay phản ứng rằng, tại sao công trình này, dự án kia, lại để các nhà thầu Trung Quốc đưa lắm công nhân của họ sang thế? Nhưng không phải mấy ai đã biết rằng, công nhân Trung Quốc lao động rất kỷ luật. Và họ chịu khổ rất giỏi. Ở các dự án có nhiều công nhân Trung Quốc, họ sống như trong trại lính và tính cộng đồng rất cao. Họ làm việc cật lực và tiêu pha, ăn uống tùng tiệm, ít có chuyện vi phạm trật tự an toàn xã hội. Cách quản lý lao động của giới chủ cực kỳ chặt chẽ nhưng rất đơn giản, đó là: Người lao động chỉ được nhận không quá 40% lương khi đang làm việc, số còn lại sẽ được thanh toán sau khi hết hợp đồng lao động và về nước. Còn nếu có bất cứ vi phạm gì, là bị "xiến". Với số tiền bốn chục phần trăm đó, rõ ràng, chỉ đủ ăn ba bữa no và chi phí sinh hoạt tối thiểu. Làm gì có tiền mà ăn nhậu, chơi bời…
Không phải mấy ai cũng nhìn thấy rằng, thuê mướn lao động Việt Nam rất không dễ - đặc biệt là ở những công trình đòi hỏi kỹ thuật cao - bởi trình độ tay nghề kém đã đành mà còn ý thức kỷ luật của không ít công nhân Việt rất tồi. Nạn ăn cắp, nạn nhậu nhẹt say xỉn, nạn cờ bạc là hầu như không mấy nơi không có, nhất là ở những công trình có tính chất thời vụ - Làm xong dự án là phải thôi! Đã thế, ngày tết, ngày lễ họ kéo nhau nghỉ vô tội vạ.
Rõ ràng, đã đến lúc cần phải có những chế tài cực kỳ cứng rắn, buộc người lao động phải chấp hành kỷ luật, để cho họ không dám vi phạm kỷ luật và cao hơn nữa là không muốn vi phạm.
Nếu các cơ quan quản lý không làm được như vậy thì sẽ tới lúc, không quốc gia nào dám nhận lao động Việt Nam nữa đâu!./.
Nguyễn Như Phong
"Con ông cháu cha" có cơ hội làm việc trí óc cao gần gấp 3 con lao động phổ thông
Theo nghiên cứu của TS. Trần Quang Tuyến, những người có bố làm công việc trí óc có khả năng chọn những công việc trí ... |
Năm 2019, người lao động dự kiến tăng lương tối thiểu 160.000 đồng
Với mức lương tối thiểu vùng tăng 5,3%, người lao động được tăng từ 160.000 đến 200.000 đồng mỗi tháng tùy theo vùng. |
Lao động trẻ Trung Quốc làm công việc đầu tiên chỉ 7 tháng
Một cuộc nghiên cứu mới cho thấy nhiều lao động Trung Quốc dưới 23 tuổi làm công việc đầu tiên của họ chỉ khoảng 7 ... |
Ngày đăng: 08:02 | 10/09/2018
/ Theo Năng lượng Mới