“Đêm cuối ở cữ, ông qua thơm má cháu rồi dặn cháu: Ngủ ngoan đừng quấy mẹ mà tội mẹ nha con, mai về rồi đừng quên ông nhé, ông nhớ con lắm”.
Theo phong tục của người Việt Nam, sau khi phụ nữ sinh con được khoảng 1 tháng sẽ được về bên ngoại ở cữ một thời gian. Đối với chị em, quãng thời gian này giống như được trở lại thời con gái vì vừa được ở chung với bố mẹ, ông bà lại còn vừa được mọi người chiều chuộng.
Vì vậy, những ngày cuối cùng ở cữ khiến cho các bạn gái cảm thấy hụt hẫng và luyến tiếc. Thậm chí, nhiều chị em còn không kiềm được cảm xúc, không nỡ rời xa vòng tay của cha mẹ để về bên nhà chồng.
Đó cũng chính là cảm xúc của một người dùng facebook có tên Thanh Nga đã chia sẻ những dòng tâm sự nghẹn ngào về việc sắp hết ngày ở cữ bên nhà ngoại khiến bất cứ ai đọc xong cũng nghẹn ngào, xúc động trong một group dành riêng cho hội phụ nữ. Nguyên văn bài viết như sau:
"Ngày mai hết cữ về nhà nội rồi, cảm giác nôn nao, trống trải, hụt hẫng như mất đi một thứ gì quan trọng lắm của cuộc đời, có mẹ nào như em không? Cổ họng cứ nghẹn lại, nước mắt chực trào rơi. Cách đây 2 tuần bà ngoại nựng cháu: "Cháu bà nay lớn quá mỗi ngày một khác, bà thương con lắm, con sắp về nội, bà phải xa con rồi", thế là 2 mẹ con ôm nhau khóc cả tiếng. Bà ngoại lại an ủi: "Hai mẹ con về rồi cuối tuần lại lên thăm bà nghe không? Chứ về rồi không thèm bà nữa là bà đuổi nhé".
|
|
Tâm sự của người mẹ trẻ khiến cư dân mạng không khỏi xúc động. Ảnh: FB |
Đêm cuối ở cữ, ông qua thơm má cháu rồi dặn cháu: "Ngủ ngoan đừng quấy mẹ mà tội mẹ nha con, mai về rồi đừng quên ông nhé, ông nhớ con lắm". Và rồi cái gì đến cũng đã đến, Cái cảm giác đó từ nhỏ đến lớn chưa bao giờ có, nó không phải bồn chồn, không phải lo lắng, không phải bứt dứt mà là tủi hờn, sợ hãi đến lạ, không phải nhà nội không tốt, cũng không phải nhà nội khó khăn gì mà là phải xa bố mẹ...
4 năm trời ròng rã khó khăn lắm mới có thể mang bầu và sinh con, mặc dù sợ xe như sợ cọp vì say xe nhưng ông bà ngoại bỏ công bỏ việc đưa con gái chạy chữa, bốc thuốc khắp nơi mọi miền Tổ quốc. Ngày báo có thai, bố mẹ nhảy cẫng lên như đứa trẻ lên 3 được mẹ đi chợ về cho quà, lúc này bố lại khóc, không phải khóc vì tủi hờn mà là khóc vì vui sướng.
Ngày con vỡ ối đau đẻ, bố mặc cái quần mà cứ 2 chân vào một ống, đi mổ đẻ ở bệnh viện, bố sốt sắng, lo lắng, thấy rõ những nếp nhăn hằn sâu, bố bảo bố sợ người ta mổ lấy mất quả thận trong người thì chết.
Hết 5 ngày ở bệnh viện, ông bà nội thương con dâu, thương cháu nên cho 2 mẹ con về ngoại ở cữ. Bố vui lắm, hầm luôn 2 cái chân giò cho con gái ăn để nhiều sữa cho cháu bú, bố mẹ bỏ hết công việc đồng áng, ông nhận ở nhà tắm và bế cháu cho con. Đêm hôm thấy cháu khóc là chạy ra giành bế để cho con gái ngủ. Cứ thế ông ngoại nhặt từng cái tã, từng cái áo cái quần mang đi giặt cho cháu.
Cách đây 5 năm khi vừa tròn đôi mươi, vẫn còn nhớ như in cái khoảnh khắc tay bố run run, răng đập cầm cập, chân tay nhũn ra đi không nổi để dắt con gái trao cho con rể về nhà chồng, rồi khoảnh khắc ăn tiệc nhà trai xong, bố không kịp nhìn con gái mà đi thật nhanh, thật nhanh lên xe vội vàng lấy tay áo quệt 2 hàng nước mắt, vì sợ mọi người nhìn thấy.
|
|
Bố mẹ của Thanh Nga chụp cùng cháu ngoại. Ảnh: Kênh 14 |
Bố là người nông dân chân chất thôn quê, cuộc sống nghèo khổ từ nhỏ hằn lên nếp nhăn trên trán bố, 2 bàn tay trắng bố lập nghiệp nuôi nấng 3 đứa con trưởng thành. Vì là nông dân làm cà phê nên biết bao nhiêu tai nạn trong khi làm, máu chảy, đau nhức nhưng lúc nào bố cũng nghiến răng chịu đựng chưa bao giờ than thở 1 câu, có món ngon bố nhường hết con cái để rồi giả vờ "bố no rồi, bố ăn chán rồi".
Cuộc đời bố chỉ rơi nước mắt khi con gái đi lấy chồng, con gái có thai và giờ thì hết cữ con với cháu về nhà nội. Bố không giàu có, không ông to bà lớn, bố không cho con vinh hoa phú quý nhưng bố lại cho con cái cả cuộc đời, cho con gái tình cảm, là nơi che chở thiêng liêng nhất cho con. Với con gái, bố là niềm tự hào lớn nhất, là tình yêu lớn nhất của cuộc đời.
Ngày mai 2 mẹ con về nhà nội rồi sẽ chẳng còn những ngày ông ngoại ầu ơ ru cháu ngủ, xách từng gáo nước, bà thì vội vã đi hái lá chè xanh nấu nước để ông tắm cho cháu. Sẽ chẳng còn những ngày ông ngoại vừa bế cháu vừa mắng con gái dùng điện thoại ít thôi không sau này mù con mắt. Sẽ chẳng còn những ngày ông thì hát bà thì múa để làm trò cho cháu nín, 2 ông bà xoay cuống cuồng lên khi cháu đi tiêm về.
Người ta nói chẳng sai, nuôi con gái là món nợ lỗ nhất của bố mẹ, nuôi con gái là con nhà người ta, ôi em chẳng viết được nữa vì nước mắt ướt nhòe cái điện thoại rồi...".
Ngay khi bài viết của chị Thanh Nga được chia sẻ trên mạng xã hội đã nhanh chóng nhận được sự quan tâm rất lớn từ mọi người, đặc biệt là những chị em cũng đang rơi vào hoàn cảnh tương tự.
Một bạn gái có tên P.L.N chia sẻ: “Mình lấy chồng xa nên khi sinh em bé chẳng có được sự chăm sóc của mẹ đẻ. Chỉ đến khi em bé cứng cáp rồi mới được về quê ngoại chơi. Về nhà mình đúng là thoải mái hơn hẳn, tối lại được bà ngoại trông bé giúp nên mới ngủ ngon được. Vậy nhưng cũng đã đến lúc phải về, mấy mẹ con buồn buồn tủi tủi chẳng nói nên lời. Không biết bao giờ mới lại được về đây”.
Hay bạn nữ khác có tên T.N cũng đưa ra cái nhìn theo chiều hướng tích cực hơn: “Các chị em đừng quá buồn như vậy. Thật ra đi lấy chồng rồi thì hãy coi nhẹ mọi chuyện để cuộc sống thêm dễ dàng vì mẹ chồng hay mẹ đẻ thì cũng yêu thương các bạn như nhau cả thôi. Chỉ cần sống mở lòng thì lo gì không được đền đáp lại”.
Hiện bài viết vẫn đang được mọi người nhiệt tình chia sẻ trên các diễn đàn mạng xã hội.
(T/h)
Bài văn chê bố không bằng \'bố nhà người ta\' nhận điểm 10 khiến dân mạng tò mò
Bài văn chê bố không bằng \'bố nhà người ta\' của bé gái lớp 5 nhận ngay điểm 10 khiến cư dân mạng tò mò, ... |
Cư dân mạng dở khóc dở cười bởi cô gái "nhầm mẹ chồng tương lai là người giúp việc"
Cô gái 25 tuổi đã bị người yêu nói câu từ giã chỉ vì nhầm tưởng mẹ của anh là người giúp việc và nói ... |
Ép vợ ly hôn để quay lại với tình cũ, chồng còn đòi vợ 120 triệu tiền đặt cỗ cưới, khám thai
Câu chuyện đang khiến cư dân mạng xôn xao, phẫn nộ bởi sự tàn nhẫn của người đàn ông vừa kết hôn được 1 năm. |
Ngày đăng: 22:50 | 11/04/2018
/ http://www.doisongphapluat.com