Hiệu suất hoạt động kinh doanh của Trung Nguyên giảm liên tục trong ba năm gần đây, trong khi các khoản chi phí tiếp tục tăng. 

Báo cáo tài chính năm 2018 của Công ty cổ phần Tập đoàn Trung Nguyên (TNG) ghi nhận doanh thu hơn 4.800 tỷ đồng, tăng gần 8% so với năm trước. Tuy nhiên, lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp này bất ngờ giảm gần 50%, chỉ còn 347 tỷ so với mức gần 681 tỷ đồng năm 2017.

loi nhuan trung nguyen giam 50

Yếu tố đầu tiên ảnh hưởng tới kết quả này là hiệu suất hoạt động kinh doanh của Trung Nguyên đã liên tục giảm trong 3 năm gần nhất. Biên lợi nhuận gộp từ mức 37,4% năm 2016, giảm xuống 34% năm 2017 và đến năm 2018 chỉ còn 27,9%.

Hiệu suất hoạt động kinh doanh giảm, song các khoản chi phí của Trung Nguyên đều tăng, đứng đầu là chi phí bán hàng. Số liệu từ báo cáo tài chính của doanh nghiệp này cho biết, Trung Nguyên chi ra gần 725 tỷ đồng cho khoản mục này năm 2018, tăng 19% cùng kỳ và chiếm quá nửa lợi nhuận gộp từ hoạt động kinh doanh.

Trong khi công ty mẹ giảm mạnh lợi nhuận, hoạt động các công ty thành viên chủ chốt trong hệ thống Trung Nguyên đều tăng trưởng tốt.

Công ty cà phê hòa tan Trung Nguyên và Công ty cà phê Trung Nguyên đạt doanh thu lần lượt 134 tỷ và 1.481 tỷ đồng, tăng lần lượt 36% và 28% so với cùng kỳ 2017. Lợi nhuận cả hai doanh nghiệp này cũng tăng hai chữ số, trái ngược với tình trạng của công ty mẹ.

Đến cuối năm 2018, Tập đoàn Trung Nguyên có tổng tài sản hơn 6.000 tỷ đồng với lợi nhuận chưa phân phối gần 1.900 tỷ. Trong khi đó, hai công ty thành viên có tổng tài sản lần lượt là 483 tỷ và 1.002 tỷ đồng. Tổng lợi nhuận chưa phân phối tại ngày 31/12/2018 là hơn 600 tỷ đồng.

loi nhuan trung nguyen giam 50
Ông Đặng Lê Nguyên Vũ trong lần xuất hiện gần đây. Ảnh: Tô Thanh Tân

Tập đoàn Trung Nguyên (TNG) được thành lập năm 2006 do ông Đặng Lê Nguyên Vũ là Chủ tịch Hội đồng quản trị. Doanh nghiệp có vốn điều lệ 2.500 tỷ đồng này sở hữu toàn bộ công ty hiện tại của Trung Nguyên như Cà phê Trung Nguyên, Cà phê hòa tan Trung Nguyên hay Trung Nguyên franchise.

Khó khăn đến với doanh nghiệp này từ 6 năm trước, khi ông Vũ và vợ - bà Lê Hoàng Diệp Thảo - không cùng quan điểm phát triển tập đoàn. Trong lần xuất hiện gần đây, Chủ tịch Tập đoàn Trung Nguyên thừa nhận, "mâu thuẫn nội bộ gia đình là nút thắt khiến Trung Nguyên chững lại".

Theo người đứng đầu Trung Nguyên, trong khi doanh nghiệp này gặp khó khăn thì "thị trường đang đi rất nhanh". Hai ông lớn khác cùng đứng trong "bộ ba quyền lực" chia nhau 75% thị phần cà phê trong nước là Vinacafé Biên Hòa, Nestlé liên tục có động thái mới. Trong khi những tên tuổi vốn "ngoại đạo" như NutiFood, Ajinomoto Việt Nam cũng nhảy vào thị trường.

Theo số liệu của Công ty cổ phần Nghiên cứu ngành và Tư vấn Việt Nam (VIRAC), doanh thu và lợi nhuận của Tập đoàn Trung Nguyên (công ty mẹ) duy trì tốc độ tăng trưởng cao trong giai đoạn 2009 - 2013. Những năm sau đó, doanh thu vẫn tăng nhưng lợi nhuận Trung Nguyên bắt đầu xu hướng đi ngang.

Nếu loại trừ khoản đột biến năm 2014 do chuyển lợi nhuận từ các công ty con về công ty mẹ, về cơ bản lợi nhuận của Trung Nguyên giữ trong khoảng 700 - 800 tỷ đồng mỗi năm, mức chênh lệch giữa các năm trên dưới 10%. Tuy nhiên đến năm 2018, lợi nhuận của doanh nghiệp này bất ngờ giảm hơn 50% so với giai đoạn trước.

Minh Sơn

loi nhuan trung nguyen giam 50 Ông Đặng Lê Nguyên Vũ: 'Qua đâu có bị gì mà bà Thảo phải cứu'

"Cô đi nói những người quen biết qua là cứu lấy Trung Nguyên, cứu lấy anh Vũ. Trung Nguyên có làm sao đâu mà phải ...

loi nhuan trung nguyen giam 50 Bà Lê Hoàng Diệp Thảo sẽ bị cưỡng chế giao con dấu cho Trung Nguyên

Con dấu và giấy phép kinh doanh của Công ty Cổ phần đầu tư Trung Nguyên bị bà Thảo chiếm giữ trái phép, chưa giao ...

Ngày đăng: 14:32 | 10/06/2019

/ VnExpress