Trong các cuộc tụ tập, tuần hành phản đối dự Luật Đơn vị hành chính và kinh tế đặc biệt (Luật Đặc khu) ngày 10.6, có những nhóm quá khích, đập phá tài sản và chống đối lực lượng cảnh sát.
Trong các cuộc tụ tập, tuần hành phản đối dự Luật Đơn vị hành chính và kinh tế đặc biệt (Luật Đặc khu) ngày 10.6, có những nhóm quá khích, đập phá tài sản và chống đối lực lượng cảnh sát.
Về việc phản biện các dự án luật, đã có nhiều ý kiến lên tiếng. Các đại biểu Quốc hội phản biện ngay tại diễn đàn Quốc hội. Nhiều nhân sĩ, trí thức, chuyên gia, nhà khoa học, tướng lĩnh cũng lên tiếng, đóng góp rất xây dựng như TS Vũ Thành Tự Anh, TS Nguyễn Sĩ Dũng... Các ý kiến phản biện, đóng góp được đăng trên báo chí để bạn đọc theo dõi.
Trước các ý kiến phản biện hợp lý, đã có sự lắng nghe. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, khi đưa ra dự án luật thì đã nhận được rất nhiều ý kiến, khí thế rất sôi nổi, Chính phủ rất hoan nghênh. "Và tinh thần của một dân tộc yêu nước như vậy thì không lo gì mất nước, thể hiện qua công việc này", Thủ tướng nói.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định: "Chính vì vậy, tôi cũng nghĩ rằng lắng nghe ý kiến này chúng tôi phải điều chỉnh vấn đề thời gian cho thuê đất một cách hợp lý, phù hợp với nguyện vọng chính đáng mà nhân dân đã phản ánh".
Không chỉ ý kiến trên báo chí, mạng xã hội đã đăng tải nhiều bài viết, phân tích sâu sắc và có trách nhiệm đối với dự án luật đang gây nhiều tranh cãi. Chính vì vậy, Chính phủ thống nhất với Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ trình Quốc hội xem xét, cho lùi việc thông qua dự án luật từ kỳ họp thứ 5 sang kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa 14. Và sáng nay QH đã biểu quyết cho lùi dự luật này vào kỳ họp tới.
Đó là thể hiện sự thiện chí tiếp thu, lắng nghe của Chính phủ đối với các ý kiến đóng góp, phản biện từ xã hội.
Trong khi chờ đợi việc thông qua các dự án luật, người dân vẫn có quyền xuống đường tuần hành trong ôn hòa để bày tỏ quan điểm của mình, đây cũng là sự biểu hiện tinh thần dân chủ của một xã hội dân chủ, của một đất nước tự do, tôn trọng quyền công dân.
Có điều, bên cạnh những người thể hiện quan điểm một cách ôn hòa, thì một số nhóm rất kích động, thậm chí cố tình phá hoại, gây mất trật tự, gây nguy hiểm tính mạng của người dân và lực lượng cảnh sát, xa hơn là thiệt hại cho nền kinh tế đất nước.
Chúng ta đã có bài học Bình Dương tháng 5.2014, sau một cơn quá khích là thiệt hại kinh tế vô cùng lớn. Một nước nghèo, đang chắt chiu từng đồng, thì mỗi đồng xu cắc bạc mất đi đều đáng tiếc, đều là thiệt hại cho toàn xã hội. Sau vụ phá hoại ở Bình Dương, nhiều doanh nghiệp tan hoang, và chính những công nhân tham gia phá hoại là nạn nhân của chính hành động của mình. Họ mất việc làm vì Cty của họ đóng cửa, các doanh nghiệp khác cũng không có niềm tin vào những người quá khích đó để tuyển dụng. Còn trên bình diện quốc tế, các nhà đầu tư e ngại về một môi trường đầu tư không an toàn, vậy thì lấy đâu ra việc làm và các lợi ích khác cho người dân và cho đất nước?
Có một mối nguy khác là các nhóm côn đồ lợi dụng trà trộn vào các đoàn tuần hành, kích động gây náo loạn, đập phá. Nếu như dẫn đến tình trạng mất kiểm soát, thì bọn chúng sẽ tràn vào các cửa hàng, cửa hiệu để hôi của, ăn cắp, không thể hình dung được nếu các khu thương mại có giá trị tài sản rất lớn ở các đường Lê Thánh Tôn, Nguyễn Huệ, Đồng Khởi quận 1 (TPHCM) bị bọn côn đồ nhào vào đập phá cướp tài sản. Rất may là ở TPHCM, không xảy ra các vụ phá hoại như ở Bình Thuận.
Lợi dụng tụ tập, tuần hành để đập phá gây rối, đó không phải là yêu nước mà là phá hoại đất nước.
Những ai thực sự trăn trở về sự an nguy và thịnh vượng của quốc gia đều không thể chấp nhận hành động phá hoại này.
NÓI THẲNG: Đập phá không thể gọi là yêu nước!
Những vụ gây rối xảy ra ở Bình Thuận trong mấy ngày qua đã thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận, vì ... |
Người dân hãy thể hiện tình yêu nước một cách sáng suốt
Mỗi cử tri, mỗi người dân hãy thể hiện tình yêu nước một cách sáng suốt và phù hợp với quy định của pháp luật ... |
Ngày đăng: 14:50 | 13/06/2018
/ https://laodong.vn