Vài ngày qua, Chủ tịch tỉnh Gia Lai Võ Ngọc Thành chỉ đạo đoàn liên ngành vào cuộc sau loạt bài phân lô, bán nền trên Báo Lao Động. Kết quả thanh tra phải báo cáo trước ngày 15.6. Tình trạng phân lô, bán nền mất kiểm soát đã đẩy Quy hoạch đô thị TP. Pleiku (Gia Lai) tầm nhìn đến năm 2050 nguy cơ phải xóa sổ.
Vài ngày qua, Chủ tịch tỉnh Gia Lai Võ Ngọc Thành chỉ đạo đoàn liên ngành vào cuộc sau loạt bài phân lô, bán nền trên Báo Lao Động. Kết quả thanh tra phải báo cáo trước ngày 15.6. Tình trạng phân lô, bán nền mất kiểm soát đã đẩy Quy hoạch đô thị TP. Pleiku (Gia Lai) tầm nhìn đến năm 2050 nguy cơ phải xóa sổ.
Lợi nhuận khổng lồ, các cá nhân, tổ chức đua nhau lấp sông suối, bất chấp đề án quy hoạch do chính Chủ tịch tỉnh phê duyệt. Bài toán xử lý đang đặt nặng lên vai lãnh đạo tỉnh Gia Lai.
Chủ tịch tỉnh ra tay
Tỉnh Gia Lai đã có những động thái rất mạnh mẽ sau thông tin phát đi trên Báo Lao Động. Cụ thể, từ phóng sự điều tra “ Vẽ “khu dân cư ảo” phá nát quy hoạch, trục lợi tiền tỉ”; “Doanh nghiệp tự quy hoạch đất nông nghiệp thành “khu dân cư”; “Yêu cầu trả lại nguyên trạng đất nông nghiệp”..., Chánh Văn phòng UBND tỉnh Gia Lai Ngô Ngọc Sinh đã thừa lệnh Chủ tịch tỉnh ký công văn hỏa tốc đình chỉ mọi hoạt động của việc san lấp, phân lô, tách thửa bán nền trái phép tại TP.Pleiku.
Chủ tịch tỉnh Gia Lai cũng đề nghị UBND các huyện, thị xã tổng kiểm tra có hay không việc tự phát phân lô, bán nền tại địa bàn. Kiểm tra và báo cáo tỉnh.
Sở Xây dựng Gia Lai trong báo cáo số 73 do Phó Giám đốc Trịnh Văn Sang bút phê đã phải căng từng con chữ rằng: “Giữa năm 2017 đến nay, tại TP.Pleiku đã diễn ra hiện tượng một số tổ chức, cá nhân thu gom, sử dụng các quỹ đất nông nghiệp lớn khu vực giáp ranh nội - ngoại thành phố (các xã, phường: Thắng Lợi, Chư Á, Chi Lăng, Yên Đỗ, Hoa Lư, Diên Phú, Trà Đa, Yên Thế...).
Các cá nhân lợi dụng kẽ hở của pháp luật, sự buông lỏng, thiếu trách nhiệm, tùy tiện trong tham mưu xử lý của một số cán bộ, công chức thành phố, đã tổ chức đầu tư xây dựng, mở đường không theo quy hoạch, tiêu chuẩn, quy chuẩn nào để tách thửa (phân lô, bán nền)”.
Việc mua bán đất đai này là bất thường, không phù hợp với yêu cầu đầu tư, kinh doanh bất động sản (BĐS) tại Luật Kinh doanh BĐS 2014 và Luật Đất đai 2013. Hậu quả là đẩy rủi ro cho người mua đất, dễ gây điểm nóng về tranh chấp, phá vỡ quy hoạch đô thị.
Chủ tịch tỉnh Võ Ngọc Thành không thể ngồi yên, trong 1 cuộc họp, ông đã phải nghi vấn: “Liệu việc phân lô, bán nền có hay không sân sau, sân trước của cán bộ”. Để giải thắc mắc, rất mạnh mẽ, ông trực tiếp đặt bút ký Quyết định thành lập đoàn liên ngành (Thanh tra Sở Xây dựng, Thanh tra Sở Tài nguyên - Môi trường và Thanh tra tỉnh Gia Lai) kiểm tra nạn “phân lô, bán nền”.
Điểm mặt những dự án phá nát quy hoạch
Hồ sơ mà PV Báo Lao Động có được: Đã có 1.600 lô được các cá nhân, tổ chức phân lô, tách thửa. Theo báo cáo số 73 của Sở Xây dựng Gia Lai, trường hợp nhiều nhất là 320 lô tại khu đất của ông Nguyễn Văn Kế và bà Đào Thị Ân ở xã Diên Phú, TP.Pleiku. Đây là đất dự trữ phát triển công nghiệp và nông nghiệp của tỉnh Gia Lai. UBND xã Diên Phú đề nghị tháo dỡ, san ủi đường bêtông mở trái phép.
Tiếp đó, khu vực của chủ đất Nguyễn Ngọc Lương (phường Chi Lăng) phân thành 169 lô đất nông nghiệp, đã có trường hợp xây nhà; chủ đất Nguyễn Cao Trí (xã Trà Đa) phân thành 41 lô đất nông nghiệp; ông Hoàng Đình Bé (xã Diên Phú) phân thành 65 lô... tất cả đều là đất nông nghiệp, không phù hợp quy hoạch.
Hàng loạt khu quy hoạch không phù hợp quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật không có kết nối đồng bộ như: Khu vực của chủ đất Bùi Quang Nhật (trú Đắk Lắk) ở đường Lý Chính Thắng (tổ 6, phường Chi Lăng), quy mô tách thửa 9.383m2, đất nông nghiệp phân thành 69 lô, 2 lô đã xây nhà; khu vực của ông Hoàng Văn Tuấn (phường Thắng Lợi) phân thành 119 lô đất nông nghiệp, đã có 10 lô xây nhà, xuất hiện 2 đường 2 đường tự mở với chỉ giới 6m, hay khu vực của ông Mai Tấn Lực, phân thành 58 lô, đã chuyển nhượng 34 lô, 4 lô đã xây nhà, đáng nói khu đất phân lô có một phần nằm trong đất công trình công cộng...
Việc phân lô bán nền tràn lan không theo quy hoạch, tiêu chuẩn nào nghiễm nhiên biến những Cty BĐS, các cá nhân, tổ chức thành những “nhà quy hoạch của thành phố”.
Một văn bản hiếm hoi thuộc cấp phường đã chỉ đích danh Văn phòng Đăng ký đất đai (ĐKĐĐ) TP.Pleiku. Tại thửa đất số 68, tờ bản đồ 25, diện tích 5.697m2, đất trồng cây lâu năm, tuy vậy Văn phòng ĐKĐĐ đã có tách thửa thành 27 thửa nhỏ và chủ đất đã chuyển nhượng cho nhiều người.
Tiếp đó, tại thửa đất số 12, tờ bản đồ 25, diện tích 11.519m2, đơn vị này cũng cho tách thửa thành 31 lô. Đơn vị cấp phường phải cuống cuồng xử phạt, cưỡng chế vì khu vực này không có quy hoạch khu dân cư, và đây là quỹ đất dự kiến mở rộng phân hiệu trường ĐH Nông Lâm TPHCM tại Gia Lai.
Chưa hết, trong báo cáo mà UBND tỉnh Gia Lai nhận được, 1 cơ quan chuyên môn nêu rõ, UBND TP.Pleiku và Phòng Tài nguyên - Môi trường TP.Pleiku đã ban hành 8 văn bản “qua mặt” cả Quyết định số 104 “Quy hoạch chung của tỉnh Gia Lai”, đó là cho mở đường 6m trên đất nông nghiệp, góp phần tạo điều kiện cho các đối tượng thuận lợi trong thực hiện hành vi phân lô, bán nền.
Thậm chí, khi việc phân lô, bán nền diễn ra công khai, lộ liễu, tuy thế Đội Quy tắc đô thị, Phòng Quản lý đô thị TP.Pleiku không xử lý, để các “khu dân cư” bùng phát, lan rộng. Đương kim Chủ tịch TP.Pleiku Trần Xuân Quang và Phó Chủ tịch TP.Pleiku phụ trách lĩnh vực đất đai Nguyễn Kim Đại im lặng một cách khó hiểu, mà không có biện pháp xử lý.
“Hối hả vào cuộc” - động thái của các ban, ngành chỉ khi Chủ tịch tỉnh Gia Lai Võ Ngọc Thành trực tiếp chỉ đạo.
Tầm nhìn Quy hoạch đến năm 2050... nguy cơ xóa sổ
Pleiku có nét rất riêng, là nhiều dòng suối chảy trong đô thị, có những miệng núi lửa do quá trình kiến tạo địa chất đã tạo nên những không gian không hiếm nơi nào có được. Để quy hoạch TP.Pleiku, Gia Lai bỏ ra hàng tỉ đồng mời các Kiến trúc sư (KTS) người Pháp sang tư vấn. Đồ án quy hoạch chung mà Chủ tịch tỉnh Gia Lai Võ Ngọc Thành ký duyệt vào ngày 22.1.2018 (QĐ số 26/QĐ-UBND) qua ý tưởng của các KTS Pháp là phát triển thành phố về phía các không gian xanh, mặt nước.
Trong bản thuyết minh “Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng TP.Pleiku đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050” đã chỉ rất rõ: “Các không gian xung quanh nhiều dòng suối và thung lũng hầu như bị lãng quên”. Thế nhưng, những gì diễn ra tại TP.Pleiku là các con suối bị san lấp không thương tiếc để phân lô, bán nền.
Nhiều chuyên gia quy hoạch phân tích, nếu thành phố Pleiku triển khai lập các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết, thiết kế đô thị cho các khu vực cảnh quan mà đầu tiên là suối Hội Phú - làm khung quản lý - xã hội hóa đầu tư thì tương lai Gia Lai sẽ dần định vị và thực hiện được quy hoạch chung.
Từ đó, xây dựng TP.Pleiku lên đô thị loại I, đô thị trung tâm khu vực Bắc Tây Nguyên. Thế nhưng, đáng buồn là thượng lưu của suối Hội Phú đang bị san lấp, đe dọa toàn bộ nguồn nước chảy vào đô thị trung tâm TP. Pleiku bị tắc, nơi đang diễn ra dự án quy hoạch suối Hội Phú với tổng kinh phí gần 1.000 tỉ đồng. TP.Pleiku hiện nay đang mang trên mình hình hài những mảnh vá của chiếc áo rách.
Không có sự thô bạo nào hơn khi biến những dòng suối thành 1 con mương bêtông, đổ hàng triệu mét khối đất rồi băm nát các con suối trong đô thị. “Hành xử với đô thị không gian sống tương lai của nhân loại phải có cái nhìn tổng thể, dài hạn và nhân văn. Có như vậy mới tạo ra được một đô thị có hồn, gắn bó, lưu luyến với con người, chứ “thô bạo” thì đô thị sẽ vỡ quy hoạch, đó là điều tất yếu”- nguyên 1 lãnh đạo tỉnh Gia Lai góp ý.
Một lãnh đạo tỉnh Gia Lai đương nhiệm khẳng định với PV Báo Lao Động: “Cá nhân, đơn vị nào làm sai thì hãy để pháp luật xử lý nghiêm”. Giám đốc Sở Xây dựng Gia Lai Đỗ Tiến Đông nhấn mạnh: “Đơn vị đang đẩy mạnh tiến độ kiểm tra”. Xử lý là việc phải làm, nhưng giải quyết hậu quả mới là nặng nề, chưa kể Quy hoạch đô thị TP.Pleiku tầm nhìn đến năm 2050 của tỉnh Gia Lai nguy cơ cận kề... phá sản.
Cán bộ nào đã bán đứng cả đô thị mình đang sống cho các công ty BĐS lũng đoạn? Câu trả lời sẽ rõ sau khi đoàn liên ngành kết luận vào ngày 15.6 tới đây. Lãnh đạo tỉnh Gia Lai sẽ khó có thể nhẹ tay với những hành vi phá nát đô thị. |
Hồi âm: Phản hồi bài viết “Rợn người ở chợ tàn sát chim thú hoang ở Thạnh Hóa” Văn phòng UBND tỉnh Long An vừa có thông tin phản hồi bài viết “Rợn người ở chợ tàn sát chim thú hoang ở Thạnh Hóa” đăng trên Lao Động số ra ngày 24.4.2018. Theo đó, UBND huyện Thạnh Hóa đã tổ chức đối thoại với các hộ dân về sắp xếp lại trật tự buôn bán tại điểm bán hàng nông sản ở thị trấn Thạnh Hóa. Đồng thời tập trung tuyên truyền, vận động và triển khai các qui định pháp luật nghiêm cấm các hành vi vận chuyển, mua bán các loại động vật hoang dã có tên trong danh sách cần được bảo tồn. Tuyệt đối không được nhổ lông, thui, treo ngược các loại động vật gây phản cảm… Để thực hiện tốt các qui định về mua bán, vận chuyển, nuôi nhốt các loài động vật hoang dã quý hiếm, UBND huyện Thạnh Hóa đã có văn bản gửi Sở NNPTNT Long An, các ngành chức năng tỉnh, đề nghị tỉnh thành lập đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra xử lý việc buôn bán các loài động vật quý hiếm và hỗ trợ điều tra đường dây vận chuyển, mua bán các loài động vật cấm. |
Chuyện bi hài của các đường dây rác dân lập ở TP HCM
Nhiều quận, huyện cho rằng công tác thu gom rác của đường dây rác dân lập đang còn nhiều bất cập, thậm chí có tình ... |
Bộ Xây dựng cảnh báo “chiêu trò” đầu cơ gây sốt ảo đất nền
Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản chỉ rõ, phương thức đẩy giá đất tăng cao thường khởi nguồn do một nhóm ... |
Kiên Giang cảnh báo về kẻ xấu dụ dỗ mua bán đất trái phép
Từ chỉ đạo của Phó thủ tướng Trương Hòa Bình về xử lý vi phạm trong quản lý đất đai ở Phú Quốc, tỉnh Kiên ... |
Ngày đăng: 15:30 | 09/06/2018
/ https://laodong.vn