Thủy lôi từ trường được gắn vào mục tiêu bằng nam châm và có khả năng tự kích nổ khi đối phương cố gắng phá hủy hoặc tháo gỡ.

loai thuy loi my nghi iran dung trong vu tan cong tau dau o vinh oman
Vật thể hình tam giác nghi là thủy lôi gắn bằng nam châm trên vỏ tàu Kokura Courageous. Ảnh: CENTCOM.

Tàu chở dầu Kokuka Courageous thuộc sở hữu của công ty Nhật và Front Altair của Na Uy bị tấn công bằng thiết bị nổ và bốc cháy khi đang di chuyển trên vùng biển thuộc Vịnh Oman, gần Iran hôm 13/6. Sự cố tiếp tục thổi bùng căng thẳng tại Vùng Vịnh khi Mỹ nhanh chóng cáo buộc Iran đứng đằng sau vụ tấn công.

Mặc dù Tehran phủ nhận, hải quân Mỹ sau đó thông báo tìm thấy một quả thủy lôi từ trường mắc vào thân một tàu chở dầu, đồng thời công bố video cho thấy các thủy thủ Iran đang tìm cách gỡ một vật thể được cho là thủy lôi chưa phát nổ từ tàu Kokura Courageous.

Hình ảnh do Bộ tư lệnh Trung tâm Mỹ (CENTCOM) công bố được chụp từ tàu khu trục USS Bainbridge, cho thấy một vật thể hình tam giác bám chặt vào thân bên phải tàu Kokura Courageous, ngay phía trên vạch mớn nước. Bên cạnh vật thể này là một lỗ thủng trên thân tàu, được cho là do một thiết bị nổ tương tự gây ra.

CENTCOM nhận định đây là một loại thủy lôi từ trường chuyên dùng để tấn công các loại tàu vỏ thép, bằng cách sử dụng lực hút nam châm để bám chặt vào vỏ tàu và kích nổ, gây thiệt hại lớn cho mục tiêu. Đây là loại thủy lôi được sử dụng phổ biến ở Iran.

Theo các chuyên gia quân sự quốc tế, thủy lôi từ trường được hải quân Anh phát minh vào năm 1939, có hình dáng giống một con sao biển và được gắn vào mục tiêu bằng nam châm. Loại thủy lôi này thường được thiết kế với các khoang rỗng bên trong để dễ dàng nổi và di chuyển trên mặt nước và bám vào vỏ tàu bè đi ngang qua.

Các loại thủy lôi từ trường thông thường được kích nổ bằng ngòi nổ hẹn giờ. Chúng có thể được lắp đặt các thiết bị chống tháo gỡ có nhiệm vụ kích hoạt ngòi nổ trong trường hợp người nhái của đối phương cố gắng phá hủy hoặc gỡ thủy lôi khỏi thân tàu mục tiêu.

loai thuy loi my nghi iran dung trong vu tan cong tau dau o vinh oman
Thủy lôi từ trường MD-1 được hải quân Anh và Mỹ sử dụng trong Thế chiến II. Ảnh: History.

Ngoài ra, một số thủy lôi từ trường được gắn một tuốc bin nhỏ, làm chúng phát nổ khi tàu di chuyển được một khoảng cách nhất định. Các thủy lôi dạng này có khả năng bố trí ở những vùng nước sâu khiến đối phương gặp nhiều khó khăn trong việc xác định nguyên nhân sự cố.

Trong Thế chiến II, lực lượng Đồng minh từng sử dụng thủy lôi từ trường để chống lại hải quân phe phát xít và lập được nhiều chiến công. Tháng 9/1943, 14 biệt kích hải quân Đồng minh thuộc đơn vị đặc nhiệm Z đã gắn loại thủy lôi này vào hạm đội tàu chiến Nhật đang neo đậu tại Singapore khiến 7 tàu bị chìm và hư hại nghiêm trọng, trong đó có chiến hạm có lượng giãn nước lên đến 39.000 tấn.

Iran đến nay bác bỏ mọi cáo buộc của Mỹ, cho rằng chúng "vô căn cứ". Các chuyên gia phân tích cũng cho rằng Tehran có rất ít động lực để thực hiện các vụ tấn công như vậy. Hiện chưa có tổ chức nào đứng ra nhận trách nhiệm về hai vụ tấn công tàu dầu.

Nguyễn Hoàng (Theo Business Insider)

loai thuy loi my nghi iran dung trong vu tan cong tau dau o vinh oman Mỹ trưng bằng chứng Iran gỡ thủy lôi từ tàu dầu ở Vịnh Oman

Video do quân đội Mỹ công bố cho thấy nhóm người trên tàu Iran đang cố gỡ một quả thủy lôi chưa phát nổ khỏi ...

loai thuy loi my nghi iran dung trong vu tan cong tau dau o vinh oman Mỹ có 'bằng chứng' Iran gỡ thủy lôi từ tàu dầu ở Vịnh Oman

Mỹ đang giữ video và hình ảnh cho thấy một tàu hải quân Iran gỡ thủy lôi chưa phát nổ từ tàu dầu Kokura Courageous ...

Ngày đăng: 17:59 | 14/06/2019

/ VnExpress