Bàn về đề xuất loại tác phẩm “Chí Phèo” khỏi chương trình sách giáo khoa, giáo viên Trịnh Quỳnh (THPT Lương Thế Vinh, Nam Định) cho rằng: Dùng văn hóa, chuẩn mực đạo đức và pháp luật của thời hiện đại để phán xét câu chuyện của quá khứ đã là một sự không phù hợp.
Hình ảnh Chí Phèo trong phim "Lãng Vũ Đại ngày ấy"
Theo thầy giáo Trịnh Quỳnh, văn chương luôn là cánh cửa mà mỗi người khi mở ra lại có cái nhìn và cảm nhận khác nhau. Quan điểm của NCS Trường ĐH Newcastle (Australia) Nguyễn Sóng Hiền tưởng như hợp lý, logic nhưng lại không phải vậy.
Dùng văn hóa, chuẩn mực đạo đức và pháp luật của thời hiện đại để phán xét câu chuyện của xã hội thực dân nửa phong kiến lúc bấy giờ đã là một sự không phù hợp. Sử dụng điểm nhìn xã hội học khi khám phá một tác phẩm đã làm mất đi tính nhân văn của nó. Khi đó chỉ toàn thấy “giai cấp” “bóc lột” “sự phản kháng”... để lúc nào cũng thấy “người bị hại” “hành vi trái pháp luật” “lên án và cách ly” như thể muốn bỏ tù bất cứ nhân vật nào.
Còn có những điểm nhìn từ chiều sâu văn hóa, chiều sâu con người để thấy đằng sau những sự thật khách quan lạnh lùng là muôn vàn nỗi buồn thương, chua xót dành cho một kiếp người.
Trong "Chí Phèo" có đại diện cho phần thiện và ác trong mỗi người. Chí Phèo là một hiện tượng có tính quy luật: Người nông dân bị đè nén tới cùng cực nhiều khi sẽ chống trả bằng con đường tha hóa, lưu manh nhưng đó lại là sự vùng lên cô độc, mù quáng. Tính cách điển hình ở đây được coi là sự thống nhất cao độ giữa tính chung và nét riêng, giữa tính khái quát và nét cá thể.
Cái riêng của nhân vật điển hình là nhân vật bộc lộ cá tính độc đáo. Còn cái chung làm cho nhân vật “thực sự là đại biểu cho những giai cấp và những trào lưu nhất định, do đó tiêu biểu nhất định cho thời đại của họ”.
Ở khía cạnh khác, Chí Phèo lại đại diện cho ý thức cá nhân của mỗi con người trong hành trình đấu tranh giữa cái thiện và cái ác. Ngay cả trong vỏ bọc là một con quỷ dữ, bị xã hội vứt bỏ, Chí vẫn âm thầm nuôi dưỡng ý thức về sự tồn tại có ý nghĩa và khát vọng sống xứng đáng với danh hiệu cao quý của con người, khát khao sự hòa hợp giữa con người cá nhân và con người xã hội. Điều đó cũng là lý do mà đến nay những tác phẩm này vẫn còn nguyên vẹn giá trị tư tưởng.
Ở "Chí Phèo" còn thể hiện câu chuyện của tình thương của con người đối với con người. Đó còn là tình yêu thương của tác giả dành cho nhân vật của mình.
“Đã xa rồi quan niệm phê bình văn học theo hướng xã hội học, nhìn nhân vật dưới cái nhìn phê phán giai cấp và thời đại nhưng người đọc ngày nay vẫn thấy được một khát vọng sống vượt lên trên hoàn cảnh được sống lương thiện và khát khao làm người chân chính”, giáo viên Trịnh Quỳnh nhận định.
Tuyệt đối không thể loại bỏ tác phẩm "Chí Phèo" ra khỏi sách giáo khoa TS Trịnh Thu Tuyết (nguyên giáo viên dạy Ngữ văn tại trường THPT chuyên Chu Văn An, Hà Nội) cho rằng, ý kiến “loại bỏ ... |
Người đề xuất bỏ ‘Chí Phèo’ khỏi SGK lớp 11: ‘Ca ngợi Chí là đang cổ suý hình vi sai trái của Chí’ Tác giả đưa ra đề xuất bỏ tác phẩm "Chí Phèo" ra khỏi SGK Ngữ văn lớp 11 cho rằng việc ca ngợi, ủng hộ, ... |
Ngày đăng: 20:00 | 06/12/2017
/ Lao động