Nhiều vấn đề tồn tại được Bộ Thông tin – Truyền thông thẳng thắn chỉ ra tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2018 ngày 22.12. Một trong những vấn đề nổi cộm là “tình trạng lộ, lọt thông tin cá nhân vẫn đang ở mức báo động”.
Tại hội nghị, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn đánh giá Việt Nam đã trở thành một trong những quốc gia đi tiên phong trong việc triển khai các biện pháp nhằm tăng cường việc quản lý các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ xuyên biên giới mà nổi bật là hai mạng xã hội lớn của 2 doanh nghiệp nước ngoài Google và Facebook.
Theo thông tin từ Bộ trưởng, Google và Facebook bước đầu đã có những hợp tác tích cực với Việt Nam. Số liệu được dẫn ra là Google đã ngăn chặn, gỡ bỏ được khoảng 4.500 video clip xấu độc trên trang Youtube, trong tổng số khoảng 5.000 video clip theo yêu cầu của Bộ TTTT (chiếm tỷ lệ 90%, thuộc nhóm các nước được Google đáp ứng yêu cầu cao nhất trên toàn thế giới). Đối với Facebook, sau khi nhận thông tin từ Bộ, nhà mạng này đã thực hiện đã gỡ bỏ 107/107 tài khoản giả mạo, 394 link rao bán, quảng cáo các sản phẩm, dịch vụ bất hợp pháp, 159 tài khoản nói xấu, bôi nhọ lãnh đạo, tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước.
Ngoài ra, công tác loại bỏ SIM rác, tin nhắn rác cũng được ghi nhận xử lý khá triệt để, khi đã có trên 24 triệu SIM kích hoạt sẵn đã bị xử lý, hơn 300 triệu tin nhắn rác bị ngăn chặn. Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng chỉ rõ, thực tế tình trạng tin nhắn rác, SIM kích hoạt sẵn, thông tin thuê bao chưa chính xác vẫn tồn tại, Việt Nam là một trong những nước có nguy cơ nhiễm mã độc cao trên thế giới.
Các đơn vị chức năng đã ngăn chặn được nhiều cuộc tấn công vào các trang thông tin điện tử của các bộ, ngành, địa phương, nhưng một số trang thông tin của các cảng hàng không vẫn bị xâm nhập, chiếm quyền kiểm soát… Đặc biệt, “tình trạng lộ, lọt thông tin cá nhân của người sử dụng dịch vụ đang ở mức báo động.
Từ những tồn tại ấy, 13 nhiệm vụ trọng tâm của ngành thông tin truyền thông đã được Bộ trưởng chỉ đạo tập trung xử lý. Trong đó đặc biệt nhấn mạnh “tiếp tục xây dựng các giải pháp, biện pháp ngăn chặn tin nhắn rác, cuộc gọi rác, tin nhắn quảng cáo, cuộc gọi quảng cáo không hợp pháp. Tiếp tục đẩy mạnh quản lý và ngăn chặn việc mua bán, lưu thông SIM di động sai quy định. Phối hợp với các bộ, ngành , cơ quan có liên quan tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra về phát tán tin nhắn rác, tin nhắn lừa đảo và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm…”.
Tuy nhiên, điều đáng suy nghĩ là mặc dù đánh giá “tình trạng lộ lọt thông tin đang ở mức đáng báo động”, song trong 13 nhiệm vụ cụ thể của ngành, lại không thấy nhắc đến xử lý tình trạng này, cũng không thấy đề cập tới trong phần nhiệm vụ và giải pháp thực hiện.
Kiểm tra việc thu thuế với doanh nghiệp khai thác, mua bán cát sỏi
Tổng cục Thuế có công văn hướng dẫn cục Thuế các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương xử lý truy thu với doanh nghiệp có ... |
Bài 2: Xử lý nghiêm minh cả về đạo lý và pháp lý
Nạn giả danh, mạo danh quân đội để lừa đảo và xuyên tạc, gây chia rẽ nội bộ, kích động thực hiện “diễn biến hòa ... |
Ngày đăng: 15:20 | 25/12/2017
/ Lao động