Trước kia chỉ có đối tác quốc phòng đặc biệt của Nga tại Nam Á là Ấn Độ được Moskva hỗ trợ công nghệ và kỹ thuật để sản xuất T-90 Bhishma.
Phiên bản T-90 Bhishma mà Ấn Độ chế tạo tại chỗ là một biến thể dựa trên T-90S với các sửa đổi nhằm phù hợp với yêu cầu tác chiến riêng của Lục quân nước này, tính năng của nó được cho là tiệm cận với T-90 nguyên bản.
Hợp đồng trên sở dĩ đạt được là vì New Delhi là một đối tác quân sự cực kỳ đặc biệt của Moskva, trong nhiều năm liền luôn giữ vững vị trí quốc gia nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới, trong đó mặt hàng quân sự từ Nga chiếm tỷ trọng cao vượt trội so với các quốc gia khác.
Bên cạnh đó không thể không nhắc tới việc Ấn Độ đã có nền tảng trong việc sản xuất dòng xe tăng chiến đấu chủ lực T-72M theo giấy phép mà Liên Xô cung cấp từ rất lâu, cho nên việc tiến thẳng lên T-90 Bhishma không gặp quá nhiều trở ngại.
Xe tăng chiến đấu chủ lực T-90 Bhishma do Ấn Độ sản xuất trong nước
Tuy nhiên mới đây trang Menadefense.net đã công bố tên quốc gia tiếp theo được phép từ Moskva cho phép sản xuất xe tăng chiến đấu chủ lực T-90S và cả phiên bản xe tăng chỉ huy T-90SK tại chỗ, đó chính là Ai Cập.
Theo nguồn tin trên, trong năm 2019, Ai Cập sẽ bắt đầu sản xuất tăng T-90S và T-90SK, trong đó 200 chiếc T-90S đầu tiên sẽ ở dưới dạng cho phép thực hiện các công đoạn lắp ráp đơn giản, 200 chiếc sau đó dưới dạng các chi tiết để phía Ai Cập hàn lại hoàn thiện (có thân xe và tháp pháo).
Như vậy có thể thấy rằng công việc mà phía Nga chuyển giao cho phía Ai Cập là tương đối đơn giản, chỉ là lắp ráp bán thành phẩm và chưa tiếp cận được công nghệ sản xuất theo đúng nghĩa.
Dây chuyền lắp ráp xe tăng chiến đấu chủ lực T-90S và T-90SK
Được biết bên cạnh xe tăng T-90S/SK, Ai Cập cũng được phía Tập đoàn General Dynamics hỗ trợ công nghệ và máy móc để lắp ráp tại chỗ dòng chiến xa M1 Abrams của họ.
Như vậy trường hợp như Ai Cập có thể nói là "một không hai" trong lịch sử quân sự thế giới, khi được cấp phép lắp ráp 2 dòng chiến xa thuộc hai trường phái khác nhau và bị xem là đối thủ chính trên chiến trường.
Qua sự kiện trên, dễ nhận thấy rằng phía Nga cũng đang có ý định thanh lý dây chuyền sản xuất xe tăng T-90 sau khi T-14 Armata chính thức bước vào giai đoạn sản xuất hàng loạt, đây chính là cơ hội lớn cho một số quốc gia có ý định "đi tắt đón đầu" trong việc hiện đại hóa lục quân.
Báo Mỹ: Tăng T-54 Việt Nam mạnh hơn Merkava của Israel
Kênh truyền hình Discovery Channel của Mỹ đã bình chọn 10 cỗ tăng hàng đầu mọi thời đại, trong đó T-54 Việt Nam có trong ... |
Iran trang bị tăng nội địa mạnh hơn T-90 Nga
Theo Army Recognition, Quân đội Iran chuẩn bị được tiếp nhận Karrar - dòng tăng nội địa được đánh giá mạnh hơn cả T-90 của ... |
Iraq nhận gấp T-90 thay thế tăng Mỹ
Theo Al-Masdar News, những cỗ tăng hạng nặng T-90 cuối cùng đã được Nga chuyển giao đến tận tay Iraq nhằm thay thế cho sản ... |
Ngày đăng: 16:30 | 12/03/2018
/ Đất Việt