Giữa năm 2016, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tuyên bố “Kiên quyết đóng cửa rừng để cứu rừng”. Thế nhưng, trong 2 năm nay, ở Bình Định liên tiếp xảy ra 2 vụ phá rừng nghiêm trọng, song, giải pháp để cứu giữ rừng, truy trách nhiệm người vi phạm thì vẫn loay hoay...

lien tiep xay ra pha rung o binh dinh van loay hoay truy trach nhiem

Giữa năm 2016, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tuyên bố “Kiên quyết đóng cửa rừng để cứu rừng”. Thế nhưng, trong 2 năm nay, ở Bình Định liên tiếp xảy ra 2 vụ phá rừng nghiêm trọng, song, giải pháp để cứu giữ rừng, truy trách nhiệm người vi phạm thì vẫn loay hoay...

Rừng tự nhiên liên tục bị “xẻ thịt”

Riêng tại Bình Định, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu UBND tỉnh nhanh chóng điều tra, xác minh khi vừa xảy ra vụ phá 60,9 ha rừng tự nhiên ở các khoảnh 7, 8 (thuộc tiểu khu 1, xã An Hưng, huyện An Lão) hồi tháng 8.2017.

Theo điều tra của Công an tỉnh, có 4 nhóm người tham gia vụ phá rừng trên. Trong đó, nhóm của Cty CP Đầu tư và Kinh doanh tổng hợp Thương Thảo (trụ sở TP.Quy Nhơn) do ông Lê Văn Thiệt làm Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Cty phá hơn 37,5 ha rừng sản xuất. Nhóm Lê Hồng Đức, Lê Xuân Hậu và Võ Dần phá 18 ha rừng phòng hộ. Nhóm Văn Ngọc Triển, Nguyễn Cứ phá 3,5 ha rừng phòng hộ và sản xuất. Nhóm Phan Dễ, Nguyễn Văn Ri phá 1,85 ha rừng phòng hộ.

UBND tỉnh Bình Định đã kỷ luật khiển trách ông Phạm Văn Nam - Chủ tịch - và ông Đỗ Tùng Lâm - Phó Chủ tịch UBND huyện An Lão. UBND huyện An Lão cũng đã tiến hành kỷ luật khiển trách đối với tập thể lãnh đạo và Chủ tịch UBND xã An Hưng. Sở NNPTNT Bình Định kỷ luật với hình thức cảnh cáo đối với Hạt trưởng, Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện An Lão và Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Hoài Nhơn.

Đồng thời, tại 2 huyện này, có 6 cán bộ kiểm lâm cũng bị kỷ luật với hình thức khiển trách. Tuy vậy, mức kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo xem ra không đủ răn đe, và bằng chứng là những vụ phá rừng mới lại tiếp tục xảy ra trong năm 2018 tại Bình Định này.

Đến 28.6.2018, TAND Bình Định đã xét xử vụ án phá rừng quy mô lớn nhất tỉnh này, nhưng phải hoãn xử vì vắng mặt nhân chứng và người bào chữa cho bị cáo.

Chưa đến 1 năm sau, khoảng cuối tháng 7.2018, Hạt Kiểm lâm huyện Vĩnh Thạnh phối hợp Ban quản lý rừng phòng hộ, Công ty TNHH Lâm nghiệp Sông Kôn và UBND xã Vĩnh Sơn kiểm tra và phát hiện 15 cây gỗ dổi (nhóm 3) bị cưa hạ trái phép tại tiểu khu 142 và tiểu khu 145 thuộc địa bàn xã Vĩnh Sơn (huyện Vĩnh Thạnh, Bình Định). Mở rộng kiểm tra hiện trường, tổ công tác phát hiện thêm 8 cây dổi bị cưa hạ trái phép, dấu vết đã cũ, gỗ đã bị cưa xẻ và vận chuyển khỏi hiện trường, tổng khối lượng cây bị chặt phá lên đến 107m3

Vòng vo trách nhiệm

Điều đáng nói, từ rừng Vĩnh Sơn, vận chuyển gỗ chỉ có thể đi qua 1 ngả đường độc đạo, qua 3 chốt, trạm kiểm soát; 2 trong 3 cửa ngõ này có thanh chắn barie. Đồng thời, dọc theo đường mòn kéo gỗ về phía đông khoảng 2 km, tổ kiểm tra cũng phát hiện lán trại không người ở, bên trong có 4 cái võng, quần áo, điện thoại di động, vở học sinh, sổ hộ khẩu và một số đồ dùng khác (nồi, chén bát, gạo mắm...). Cạnh lán trại còn có một số tấm gỗ xẻ dở, chứng tỏ nhóm lâm tặc sinh sống liên tục ở khu vực rừng bị “xẻ thịt”.

Ông Trần Châu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định - khẳng định, đây là vụ phá rừng có tổ chức bài bản, có thể có người dân ở địa phương hướng dẫn, chèo kéo người nơi khác đến phá rừng.

Theo giải thích của ông Trần Phước Phi - Phó Giám đốc phụ trách BQL rừng phòng hộ Vĩnh Thạnh - với diện tích quản lý 35.000 ha rừng theo quy định thì chủ rừng có 50 người, nhưng BQL rừng phòng chỉ có 15 người trong biên chế, quả thật rất khó khăn. Tuy nhiên, đơn vị cũng thừa nhận đã chủ quan, thiếu sót vì khu vực rừng ở tận đỉnh núi, đường đi khá phức tạp nên không nghĩ lâm tặc lên để phá rừng.

Còn đại tá Nguyễn An Ninh - Phó Giám đốc công an tỉnh Bình Định - cho biết, qua kiểm tra tại hiện trường, vụ việc chỉ được phát hiện khi lâm tặc đang vận chuyển gỗ nên nếu tuần tra “thông minh, bình tĩnh” thì đã có thể bắt được các đối tượng phá rừng.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định gắt gao truy trách nhiệm, để xảy ra phá rừng trong thời gian dài và các đối tượng phá rừng dễ dàng chạy thoát khỏi hiện trường là lỗi của lực lượng kiểm lâm, công an và BQL rừng phòng hộ huyện Vĩnh Thạnh trong quá trình tác nghiệp. “Rừng của mình trông giữ, đáng ra mình phải thông thuộc đường đi nước bước hơn. Còn họ (lâm tặc - PV) ở xa tới, không thông thuộc đường mà vẫn chạy mất và chúng ta không biết họ đi đâu. Đây cũng là dấu hỏi lớn trong việc bảo vệ rừng”- ông Châu cho hay.

Ông Trần Châu đề nghị Chi cục Kiểm lâm tỉnh, Sở NNPTNT hoàn chỉnh các hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan điều tra để khởi tố vụ án, và cử cán bộ kiểm lâm làm việc với Công an huyện Vĩnh Thạnh truy bắt cho bằng được đối tượng phá rừng. Đồng thời, Sở NNPTNT phối hợp với UBND huyện Vĩnh Thạnh có các giải pháp tuần tra, kiểm soát, bảo vệ khu vực rừng tốt hơn nữa.

Về xử lý trách nhiệm, Phó Chủ tịch Trần Châu yêu cầu Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Thạnh chỉ đạo kiểm điểm làm rõ trách nhiệm của BQL rừng phòng hộ, các chủ rừng để xảy ra tình trạng phá rừng trong thời gian tương đối lâu. Kiểm điểm lãnh đạo huyện Vĩnh Thạnh - người phụ trách chính lĩnh vực công tác bảo vệ rừng. Giao Chi cục Kiểm lâm chỉ đạo cho Hạt Kiểm lâm huyện Vĩnh Thạnh kiểm điểm vai trò trách nhiệm của mình trong việc quản lý bảo vệ rừng.

lien tiep xay ra pha rung o binh dinh van loay hoay truy trach nhiem Chủ mưu phá rừng gỗ lim xanh quý hiếm ra đầu thú

Hơn 220 m3 gỗ lim xanh hàng trăm năm tuổi trong rừng phòng hộ Nam Sông Bung (Quảng Nam) đã bị chặt trộm.

lien tiep xay ra pha rung o binh dinh van loay hoay truy trach nhiem Nhiều cán bộ ở Quảng Nam bị kỷ luật vì để mất rừng, khoáng sản

Nhiều cán bộ ở hai xã Chà Vàl và La Ê vừa bị ban thường vụ huyện ủy Nam Giang (Quảng Nam) kỷ luật do ...

Ngày đăng: 08:06 | 17/08/2018

/ https://laodong.vn