Reuters dẫn nguồn tin ngoại giao cho biết, hôm 21/10, quan chức NATO sẽ đồng ý về kế hoạch tổng thể ngăn chặn mối đe dọa ngày càng gia tăng từ Nga.

Theo nguồn tin Reuters, bộ trưởng quốc phòng các quốc gia thành viên NATO sẽ đồng ý một kế hoạch tổng thể mới nhằm bảo vệ trước bất kỳ cuộc tấn công tiềm tàng nào từ Nga trên nhiều mặt trận, khẳng định lại nỗ lực nhằm ngăn chặn Moskva dù liên minh quân sự này vẫn luôn để mắt vào Trung Quốc.

Chiến lược này được xem là bí mật, vượt ra ngoài các kế hoạch phòng thủ khu vực hiện có và nhằm chuẩn bị cho bất kỳ cuộc tấn công ở khu vực Baltic và biển Đen, có thể bao gồm vũ khí hạt nhân, tấn công mạng máy tính hoặc từ không gian.

Theo các quan chức và nhà ngoại giao NATO, không có cuộc tấn công nào như vậy sắp xảy ra. Nga cũng phủ nhận ý tưởng chiến tranh với NATO, đồng thời cáo buộc liên minh quân sự này đang tạo ra nguy cơ bất ổn cho châu Âu với những sự chuẩn bị như vậy.

Lên kế hoạch ngăn chặn mối đe dọa từ Nga, NATO đang lo sợ điều gì? - 1
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg. (Ảnh: Reuters)

Tuy nhiên, các quan chức Mỹ, các nhà ngoại giao NATO cho rằng, kế hoạch triển khai chiến lược tổng thể của NATO là cần thiết khi Nga phát triển các hệ thống vũ khí tiên tiến và triển khai quân đội và thiết bị gần biên giới đồng minh NATO.

Reuters dẫn lời quan chức cấp cao của Chính phủ Mỹ cho biết: “Nếu có xung đột lớn, kế hoạch tổng thể như vậy sẽ yêu cầu các lực lượng NATO hoạt động trên toàn bộ khu vực. Nhiều thứ có thể xảy ra cùng lúc và điều đó thực sự đòi hỏi phải có kế hoạch tổng thể”.

Hồi tháng 5, Nga điều khoảng 100.000 quân áp sát biên giới với Ukraine, con số cao nhất kể từ khi Moskva sáp nhập Crimea vào năm 2014. Vào tháng 9, Nga đã sử dụng các robot chiến đấu mới trong các cuộc tập trận quân sự lớn với là Belarus khiến các đồng minh Baltic phải hoảng sợ.

Nga đang thay thế các hệ thống vũ trụ quân sự của Liên Xô trước đây, nâng cấp bằng vũ khí tấn công vệ tinh trên quỹ đạo, phát triển các công nghệ dựa trên trí tuệ nhân tạo. Moskva cũng đang phát triển "siêu vũ khí" được công bố vào năm 2018, bao gồm các tên lửa hành trình siêu thanh có khả năng mang đầu đạn hạt nhân có thể né tránh hệ thống cảnh báo sớm.

Tướng Mỹ đã nghỉ hưu Ben Hodges, người chỉ huy lực lượng quân đội Mỹ ở châu Âu từ năm 2014 đến năm 2017, nói với Reuters rằng ông hy vọng kế hoạch chiến lược này sẽ dẫn đến sự gắn kết hơn trong phòng thủ tập thể của NATO, đồng nghĩa với việc NATO sẽ cung cấp nhiều nguồn lực hơn cho khu vực biển Đen.

Jamie Shea, cựu quan chức cấp cao của NATO đang làm việc tại tổ chức tư vấn “Những người bạn của châu Âu” ở Brussels, cho rằng kế hoạch này cũng có thể giúp củng cố sự tập trung vào Nga vào thời điểm Mỹ, Anh và Pháp đang phát triển chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Các đồng minh đang tìm cách tăng cường sự hiện diện ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và chống lại sức mạnh quân sự đang gia tăng của Trung Quốc, triển khai thêm tàu chiến đến khu vực để đảm bảo các tuyến đường biển tự do và rộng mở.

"Đến nay, NATO xem Nga là mối đe dọa, nhưng đó không phải là mối đe dọa sắp xảy ra. Tuy nhiên, Moskva đang thực hiện một số điều đáng lo ngại, họ đang tập huấn điều khiến với người máy và tên lửa hành trình siêu thanh", Jamie Shea cho hay .

KÔNG ANH (Nguồn: Reuters)

Nga đóng cửa phái bộ tại NATO Nga đóng cửa phái bộ tại NATO
Kịch bản NATO hướng tên lửa về phía Nga, buộc Moskva đưa ra quyết định sống còn Kịch bản NATO hướng tên lửa về phía Nga, buộc Moskva đưa ra quyết định sống còn

Ngày đăng: 13:54 | 21/10/2021

/ vtc.vn