Anh Đặng Văn L cùng đại diện pháp lý của Ngân hàng Z đến Phòng CSHS, CATP Hà Nội trình báo về việc trong khi 2 chiếc thẻ tiết kiệm của anh vẫn cất kỹ trong két, nhưng không hiểu sao vẫn có người đến chi nhánh thuộc Ngân hàng Z rút ra 13 tỷ đồng

lat mat nhung ke lam gia so tiet kiem chiem doat 13 ty dong

Các đối tượng trong vụ án và máy móc sử dụng để làm thẻ tiết kiệm giả

Bí ẩn tin nhắn rút 13 tỷ đồng

Ngày 20-12-2018, anh Đặng Văn L (trú tại Hà Nội) cùng đại diện pháp lý của Ngân hàng Z đến Phòng CSHS, CATP Hà Nội trình báo về việc trong khi 2 chiếc thẻ tiết kiệm của anh vẫn cất kỹ trong két, nhưng không hiểu sao vẫn có người đến chi nhánh thuộc Ngân hàng Z rút ra được số tiền 13 tỷ đồng.

Anh L cho biết, ngày 20-12, anh bất ngờ nhận được tin nhắn từ hệ thống SMS Banking báo có giao dịch rút 13 tỷ đồng trong 2 thẻ tiết kiệm do anh gửi tại Ngân hàng Z. Vội về nhà kiểm tra thẻ, anh L thấy mọi thứ còn nguyên. Lập tức thông báo với ngân hàng, anh choáng váng khi được biết cuộc giao dịch đã xong. Anh L khẳng định, việc bản thân có thẻ tiết kiệm là không ai biết, và kể từ khi có thẻ đến lúc bị mất tiền anh không cho ai mượn hay để lộ cho người khác nhìn thấy.

Chị Nguyễn Khánh L, nhân viên giao dịch chi nhánh Ngân hàng Z cũng cho biết không thấy bất kỳ điểm nghi vấn nào nên đã đồng ý cho chủ thẻ tiết kiệm lấy tiền. Trước ngày diễn ra việc rút tiết kiệm, chi nhánh của chị còn nhận được điện thoại của một người đàn ông báo rằng, ngày mai sẽ đến rút tiền bởi đây là số tiền lớn, cần có thời gian chuẩn bị. Thông tin trên thẻ tiết kiệm trùng khớp với thông tin trên Chứng minh nhân dân của người đàn ông đến rút tiền.

Chỉ đến khi anh L xuất hiện, mang theo thẻ tiết kiệm thật của mình thì chị L mới biết đã giao dịch với người sử dụng thẻ tiết kiệm giả. Vậy ai là người đã đến rút tiền trong sổ tiết kiệm? Câu hỏi này buộc các điều tra viên phải có câu trả lời trong thời gian sớm nhất bởi với số tiền lớn như vậy, tên trộm sẽ nhanh chóng cao chạy xa bay, thậm chí trốn ra nước ngoài.

Trong khi đó, những thông tin từ bị hại và Ngân hàng Z cung cấp cho cơ quan công an gần như không có giá trị về việc tìm kiếm đầu mối thủ phạm. “Khách hàng gửi tiền trong các ngân hàng bỗng dưng bị mất tiền không còn là chuyện hiếm. Tuy nhiên, việc này không chỉ ảnh hưởng đến cá nhân người gửi mà còn tổn hại đến uy tín của ngân hàng, gây hoang mang trong dư luận nhân dân” - Thượng tá Hoa Việt Thắng, Phó trưởng CAQ Hoàng Mai (thời điểm đó đang là Phó trưởng Phòng CSHS) nhớ lại.

Nhận thức được tính chất nghiêm trọng, ngay khi tiếp nhận vụ việc, Phòng CSHS báo cáo Ban Giám đốc CATP Hà Nội cho xác lập chuyên án đấu tranh và Ngân hàng Z đã tích cực phối hợp cung cấp thông tin cho cơ quan công an.

lat mat nhung ke lam gia so tiet kiem chiem doat 13 ty dong

Điều tra viên lấy lời khai đối tượng Đỗ Đăng Trung

Truy tìm dấu vết

Thượng tá Ngô Văn Đáp - Đội trưởng Đội Công tác nghiệp vụ cơ bản (khi đó là Đội trưởng Đội Hướng dẫn điều tra án tội phạm có yếu tố nước ngoài) nhớ lại, sau khi tiếp nhận đơn trình báo của bị hại, đơn vị cũng đồng thời nhận được hình ảnh về thời điểm giao dịch tại ngân hàng. Qua lời khai của những nhân viên giao dịch đã tiếp xúc với đối tượng, cơ quan công an nhận thấy đối tượng đã chuẩn bị kỹ lưỡng về mọi mặt như: thông tin trên thẻ rất giống thông tin thật của khách hàng, kể cả chữ ký trên thẻ cũng giống như thật. Cùng với đó, các trinh sát cũng rà soát, phân tích đường đi của đối tượng sau khi lấy tiền.

Nhận định Nguyễn Bá Anh chính là mắt xích của vụ án, các trinh sát tiếp tục phân tích mối quan hệ của người này và phát hiện Bá Anh đang thuê nhà ở cùng với một đồng hương tên Đỗ Đăng Trung (SN 1986) quê ở Đông Anh, Hà Nội. Tại nơi thuê trọ của đối tượng, trinh sát phát hiện ở đây có rất nhiều máy móc liên quan đến việc làm giấy tờ giả đang chuẩn bị được chuyển đi nơi khác.

Quá trình rà soát phát hiện chiếc taxi đưa đối tượng rời khỏi ngân hàng. Sau vài km, đối tượng chuyển sang một ô tô do đồng bọn chờ sẵn. Các điều tra viên nhận định, kẻ sử dụng thẻ tiết kiệm giả phải có sự câu kết với nhân viên ngân hàng vì có những quy ước, ký hiệu riêng trên những quyển sổ tiết kiệm mà nếu không phải người của ngân hàng thì không dễ gì biết được. Do đó kết luận ban đầu đưa ra là thẻ tiết kiệm mạo danh anh L để rút tiền được làm “giả trên nền thật”.

Ban đầu, cũng đã có xuất hiện nghi vấn về chính bị hại Đặng Văn L. Một vụ rút tiền quá kín kẽ, không để lại chi tiết thừa nào, liệu anh L có tự làm thẻ giả để rút tiền của chính mình? Nhưng sau đó, xác minh nhân thân anh L, nghi vấn trên đã được loại bỏ. Những thông số trên thẻ tiết kiệm được phân tích. Theo đó, ngoài những thông tin thông thường như tên người gửi, số tiền, chữ ký của cá nhân thì có những loại ký hiệu riêng để nhìn vào đó, nhân viên ngân hàng biết được rằng thẻ được mở ở thời điểm nào.

Đề nghị ngân hàng kiểm tra những giao dịch bất thường từ thời điểm anh L mở thẻ đến thời điểm bị mất tiền, trinh sát phát hiện có một giao dịch tiết kiệm chỉ vỏn vẹn 1 triệu đồng tại đúng chi nhánh anh L từng gửi tiền. Ít ngày sau đó, thẻ tiết kiệm này được tất toán. Nhân thân người gửi được xác định là Nguyễn Bá Anh (SN 1985), trú tại xã Gia Đức, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng. Một thông tin quan trọng khác được phát hiện khi chiếc xe đón tên trộm lộ diện, điều đặc biệt là nó lại mang biển kiểm soát của Hải Phòng.

lat mat nhung ke lam gia so tiet kiem chiem doat 13 ty dong

Chiếc xe Trung dùng để mang tiền đi trốn

Sa lưới

Nhận định Nguyễn Bá Anh chính là mắt xích của vụ án, các trinh sát tiếp tục phân tích mối quan hệ của người này và phát hiện Bá Anh đang thuê nhà ở cùng với một đồng hương tên Đỗ Đăng Trung (SN 1986) quê ở Đông Anh, Hà Nội. Tại nơi thuê trọ của đối tượng, trinh sát phát hiện ở đây có rất nhiều máy móc liên quan đến việc làm giấy tờ giả đang chuẩn bị được chuyển đi nơi khác.

Trên sân thượng, những tài liệu liên quan đang được đốt, khói vẫn bốc mù mịt nhưng bóng dáng Đỗ Đăng Trung và Nguyễn Bá Anh thì không thấy đâu. Tìm hiểu thông tin được biết, Trung dù quê ở Hải Phòng nhưng vợ lại ở Bát Xát, Lào Cai và thi thoảng Trung lại lên thăm. Bản thân Trung vốn không có công ăn việc làm ổn định nhưng có cuộc sống khá rủng rỉnh về tiền bạc, thích ăn chơi.

Hành trình truy bắt 2 đối tượng chính thức bắt đầu vào dịp Noel 2018. Trung di chuyển hết địa bàn này đến địa bàn khác, từ Hà Nội lên Lào Cai, về Hải Phòng, ngược Lạng Sơn , Thái Nguyên… Cuối cùng thì Trung mò lên khu vực đồi núi hiểm trở ở Thái Nguyên để lẩn trốn. Hắn lái chiếc ô tô vào con đường độc đạo chỉ vừa 2 bánh xe và đem giấu ở giữa quả đồi sâu. Chính vì vậy, các trinh sát lần theo dấu vết gặp rất nhiều khó khăn. Đêm muộn ngày 29-12, sự vất vả đã được đền đáp khi Nguyễn Bá Anh và Đỗ Đăng Trung bị bắt giữ. Cũng trong ngày 29-12, đối tượng nghi vấn làm tay trong cho Trung là Chu Thị Thu Hường - Trưởng phòng Giao dịch chi nhánh Ngân hàng Z cũng được triệu tập về Phòng CSHS.

Trong quá trình làm việc tại ngân hàng, Hường có quen biết Trung. Trung đã nhờ Hường tìm kiếm khách hàng có tiền gửi lớn, làm giả sổ tiết kiệm để rút tiền. Mờ mắt trước món lợi lớn mà Trung hứa chia cho sau khi vụ việc trót lọt, Hường đã đồng ý. Khi bị bị đưa về cơ quan công an, Hường giả vờ như không biết gì, nhưng khi thấy Trung và Bá Anh, cô ta biết sự việc bại lộ liền chuyển bài đòi… tự tử vì quá nhục nhã. Thậm chí Hường còn không cho chụp ảnh mình, đồng thời dọa sẽ tự sát nếu điều đó xảy ra.

Song trên thực tế, Hường là người đã chỉ cho Trung cách phải kiếm được phôi sổ tiết kiệm bằng cách gửi tiền tại chính chi nhánh Ngân hàng Z nơi anh L đã mở sổ tiết kiệm. Hường cung cấp thông tin sổ tiết kiệm của anh L cho Trung để hắn làm giả. Sau đó cũng chính Hường là người kiểm tra để Trung chỉnh sửa sao cho giống hệt thẻ của anh L. Qua hàng chục lần chỉnh sửa, mẫu thẻ đã chuẩn 100%, lúc này Trung chỉ việc làm giả nốt Chứng minh thư nhân dân của anh L để Bá Anh đàng hoàng đi rút tiền…

lat mat nhung ke lam gia so tiet kiem chiem doat 13 ty dong Lật mặt những kẻ làm giả sổ tiết kiệm chiếm đoạt 13 tỷ đồng

Anh Đặng Văn L cùng đại diện pháp lý của Ngân hàng Z đến Phòng CSHS, CATP Hà Nội trình báo về việc trong khi ...

Ngày đăng: 16:15 | 14/06/2020

/ anninhthudo.vn