Lao động nhập cư thường phải vay mượn gia đình, bạn bè, ngân hàng, để có tiền trả phí môi giới cho một suất đi lao động ở vùng Vịnh.
Mewa Singh mất hơn 1.300 USD phí môi giới để được sang Qatar 14 năm trước. Thu nhập mỗi tháng của ông là 330 USD. Ảnh: Al Jazeera.
Mewa Singh, 50 tuổi, người Ấn Độ, đến Qatar 14 năm trước vì không có việc làm cố định để nuôi sống gia đình 5 miệng ăn.
"Tôi là người kiếm tiền chính trong gia đình, nhưng tiền kiếm được không đủ nuôi vợ con", Singh trao đổi với phóng viên Al Jazeera trong lúc đang cắt dây thừng ở công trường xây dựng sân vận động Lusail - địa điểm tổ chức World Cup 2022 ở ngoại ô thủ đô Doha.
Trước khi rời Ấn Độ, ông phải trả 1.363 USD phí môi giới. Đó là số tiền tương đương thu nhập một năm mà Singh kiếm được vào thời điểm đó. Ông là một trong số 20 triệu lao động tay nghề thấp đang làm việc ở vùng Vịnh. Đa số họ phải trả tiền cho bên môi giới để có được một suất đi lao động tại khu vực này.
Luật Qatar, Bahrain, Arab Saudi và Các tiểu vương quốc Arab thống nhất hiện nay cấm thu "phí tuyển dụng" với người lao động, nhưng điều đó không thể ngăn cản các công ty môi giới thu phí tại địa phương.
"Đây là một vấn đề toàn cầu. Những người lao động có tay nghề thấp, thu nhập thấp buộc phải trả phí môi giới. Họ là những người dễ bị tổn thương nhất và là lực lượng lao động chính tại vùng Vịnh", Ray Jureidini, giáo sư nghiên cứu về quyền của lao động nhập cư, tình trạng lạm dụng và cải cách ở khu vực Trung Đông tại trường đại học Doha.
Phí môi giới mà các lao động phải trả tùy khu vực. Lao động đến từ các nước Đông Nam Á như Việt Nam, Malaysia phải trả mức phí cao nhất, khoảng 1.200 USD, theo một khảo sát năm 2015 của tổ chức ILO-KNOMAD. Còn theo nghiên cứu của Jureidni, công nhân đến từ Bangladesh phải trả nhiều nhất. Một số người phải chi tới 3.300 USD, có người cho biết mất đến 10.000 USD.
"Họ phải vay ngân hàng, vay người quen, gia đình. Họ mang trên vai gánh nặng nợ nần trước khi bắt đầu kiếm được tiền", Jureidni nói. "Công nhân mắc kẹt trong vòng nợ nần luẩn quẩn và kết thúc bằng việc bị cưỡng ép lao động".
Câu hỏi đặt ra là tại sao bị cấm, nhưng phí tuyển dụng vẫn tồn tại? Theo Jureidini, nhu cầu tuyển dụng lao động nhập cư tại vùng Vịnh rất cao, đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng. Do đó, cạnh tranh giữa các nhà cung cấp lao động rất khốc liệt. Để giảm chi phí xây dựng, các nhà thầu thường bỏ qua chi phí tuyển dụng trong hồ sơ dự thầu.
"Kết quả là nếu người thuê lao động không sẵn sàng trả tiền, người được tuyển dụng sẽ phải trả", Jureidini nói. Khi đó, các công ty môi giới sẽ thu phí trung bình của mỗi công nhân là 1.000 USD và số tiền này sẽ chi cho nhà thầu để được trúng hợp đồng cung cấp lao động.
Công trường xây dựng sân vận động Lusail - nơi diễn ra trận khai mạc và chung kết World Cup 2022. Ảnh: Al Jazeera.
7 năm trước, Mithunja Pathak phải trả 1.040 USD cho một công ty môi giới ở Ấn Độ với hy vọng xuất khẩu lao động sang Qatar làm nghề mộc. Như nhiều người khác, Pathak được dặn dò khai chi phí môi giới thấp hơn nhiều nếu bị hỏi khi đến Qatar.
"Tôi phải trả trước toàn bộ tiền", Pathak nói. "Hầu như ai cũng làm thế. Chẳng còn lựa chọn nào khác cả".
Cuối năm ngoái, một số nhà thầu xây dựng công trình cho World Cup 2022 ở Qatar đã tìm cách cải thiện tình trạng công nhân bị thu phí môi giới. Họ đăng ký với ban tổ chức World Cup rằng sẽ trả thêm một khoản phúc lợi hàng tháng cho công nhân.
"Hiện tại chúng tôi có 41 công ty tham gia vào chương trình bồi hoàn tiền", Mahmoud Qutub, giám đốc Cơ quan Phúc lợi cho Công nhân Quatar 2022. "Số tiền trả cho công nhân dao động từ 14 tới 41 USD một tháng. Tuy không nhiều nhưng ít ra các nhà thầu đã nhận thức được vấn đề và biết rằng cần phải hành động".
"Sau thời gian thử việc, bất kể có hay không mất phí môi giới cho công ty xuất khẩu lao động, họ đều nhận được khoản tiền này miễn là còn làm việc cho chúng tôi", một đại diện của nhà thầu HBK đang tham gia xây dựng sân vận động Lusail cho biết. Số tiền trung bình mà công nhân nhận được sau hai năm là 658 USD.
Đối với Gathuru, một lao động phải vay 1.190 USD để trả phí môi giới khi đến Qatar hai năm trước, số tiền được trả thêm này khiến anh vui vì có một khoản để trả nợ. Nhưng với Pathak, số tiền ít ỏi này chẳng "tạo ra khác biệt lớn nào" trong đời anh.
Những hoa hậu, diễn viên và MC môi giới bán dâm nghìn đô bị phanh phui
Hoa hậu Mỹ Xuân, MC Nguyễn Thị Tiền, Á khôi Nguyễn Thị Ngọc, người mẫu H.H, ca sĩ Lâm Nhật Anh... từng bị bắt trong ... |
Khởi tố \'hot girl\' chuyển giới môi giới bán dâm
Sau khi mang hình hài phụ nữ, Nhựt liền lấy tên người chị gái của mình là Trần Thu Thảo làm “nghệ danh”. Sau đó, ... |
Mỹ chính thức khánh thành đại sứ quán mới tại Israel
Hôm 14-5, Mỹ chính thức khánh thành đại sứ quán tại Jerusalem, nơi được Tổng thống Donald Trump công nhận là thủ đô của Israel ... |
Ngày đăng: 10:05 | 11/09/2018
/ https://vnexpress.net