Giám đốc Sở GTVT Hà Nội Vũ Văn Viện cho rằng, rất cần nghiên cứu đánh giá một cách khoa học và thực tiễn về hiệu quả của tuyến buýt nhanh thí điểm BRT 01.
Giám đốc Sở GTVT Hà Nội Vũ Văn Viện vừa báo cáo Chủ tịch UBND TP Hà Nội về đánh giá hiệu quả tuyến buýt nhanh BRT 01 Kim Mã- bến xe Yên Nghĩa.
Tại báo cáo này, Giám đốc Sở GTVT Hà Nội cho biết, tuyến buýt nhanh BRT 01 là tuyến BRT được đầu tư thí điểm đầu tiên ở Hà Nội cũng như Việt Nam từ nguồn vay ODA của Ngân hàng thế giới.
Sau khi được đầu tư TP đã bàn giao cho Tổng công ty Vận tải Hà Nội tiếp nhận quản lý và vận hành khai thác từ ngày 1/1/2017.
Trong quá trình hoạt động mặc dù còn nhiều ý kiến khác nhau, nhưng theo báo cáo của Trung tâm Điều hành giao thông công cộng Hà Nội và Tổng công ty Vận tải Hà Nội sau hơn 4 năm hoạt động loại hình buýt nhanh BRT đã mang lại những hiệu quả nhất định, được nhân dân tin tưởng sử dụng và đánh giá tốt về chất lượng phục vụ, sản lượng hành khách ngày càng tăng trưởng.
Tuyến buýt nhanh BRT 01 của Hà Nội hiện nhận được nhiều luồng quan điểm trái chiều |
Tổng hành khách vận chuyến năm 2018 đạt 5,3 triệu lượt, tăng 6,3% (tăng 312.061 lượt hành khách) so với năm 2017; sản lượng năm 2019 đạt 5,5 triệu lượt, tăng 3,7% (tăng 201.569 lượt hành khách) so với thực hiện cùng kỳ 2018.
Năm 2020, sản lượng đạt 5,35 triệu lượt, giảm 2,6% so với năm 2019 (giảm 145.559 lượt hành khách, trong khi toàn mạng giảm 25,7% chủ yếu do do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.
Đây cũng là tuyến buýt có sản lượng hành khách đi vé tháng cao nhất toàn mạng: bình quân đạt 2,2 nghìn hành khách/tháng giai đoạn 2018-2019, bình quân đạt 1,4 nghìn hành khách/tháng năm 2020.
Doanh thu năm 2018 đạt 27,5 tỷ đồng (đứng thứ 2 toàn mạng); doanh thu năm 2019 đạt 24,8 tỷ đồng (đứng thứ 1 toàn mạng); doanh thu năm 2020 đạt 15,2 tỷ đồng (đứng thứ 2 toàn mạng). Tỷ lệ trợ giá/chi phí năm 2018 chỉ là 26,6%, thấp thứ hai toàn mạng; năm 2019 cũng chỉ là 36,6%, thấp thứ nhất toàn mạng.
Theo Giám đốc Sở GTVT, tuyến buýt nhanh thí điểm BRT 01 là 1 trong 8 tuyển BRT theo quy hoạch tại Quyết định số 519/QĐ-TTg ngày 31/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Tuy vậy, trong quá trình hoạt động còn nhiều ý kiến khác nhau về việc có nên đầu tư BRT tại thành phố I là Nội tiếp hay không.
Vào tháng 9/2020, Sở GTVT đã có văn bản báo cáo, đề xuất UBND TP giao Viện nghiên cứu phát triển KTXH Hà Nội khảo sát, đánh giá hiệu quả xe buýt nhanh BRT trên địa bàn thành phố.
Ngày 26/10/2020, UBND TP đã có văn bản giao Viện nghiên cứu phát triển KTXH Hà Nội khảo sát, đánh giá hiệu quả xe buýt nhanh BRT 01. Tuy nhiên, đến nay Viện chưa có kết quả thực hiện.
Hiện nay, UBND TP đang chỉ đạo rà soát, điều chỉnh thực hiện quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 Quyết định số 1259/QĐ- TTg ngày 26/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ và rà soát việc thực hiện Quyết định số 519/QĐ-TTg ngày 31/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ.
Vì vậy, ông Viện cho rằng, rất cần phải nghiên cứu đánh giá một cách khoa học và thực tiễn về hiệu quả của tuyến buýt nhanh thí điểm BRT 01, làm rõ những mặt được, tồn tại, hạn chế để cân nhắc xem có tiếp tục quy hoạch và đầu tư các tuyến BRT trong tương lai hay không.
“Sở GTVT Hà Nội kiến nghị UBND TP Hà Nội tiếp tục chỉ đạo Viện nghiên cứu phát triển KTXH Hà Nội sớm có kêt quả khảo sát, đánh giá hiệu quả xe buýt nhanh BRT trên địa bàn TP”- Giám đốc Sở GTVT kiến nghị.
Hà Nội sẽ có 8 tuyến buýt nhanh BRT, tăng tốc vận tải khách công cộng
Theo quy hoạch vận tải khách công cộng hà nội, hà nội sẽ có 8 tuyến buýt nhanh BRT. Tuy nhiên, đến thời điểm này, ... |
Muốn người dân mặn mà, đừng để buýt nhanh BRT chậm như... buýt thường
Khi để các phương tiện chạy trên làn BRT làm ảnh hưởng tốc độ của buýt nhanh, làm buýt nhanh trở thành buýt thường, người ... |
Ngày đăng: 19:30 | 23/04/2021
/ anninhthudo.vn