Việc biên soạn SGK mới không nên tiếp cận nhiều nội dung mà chỉ gồm những kiến thức cơ bản, nhất định không có bài tập.

Phải in riêng SGK, sách bài tập

Mới đây, trước thắc mắc của dư luận về thực trạng SGK dùng 1 lần gây lãng phí, Thứ trưởng GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ xác định SGK cần được sử dụng, bảo quản tốt để có thể sử dụng lại được khi cần thiết, tránh lãng phí cho gia đình học sinh, xã hội.

Trong sách giáo viên có yêu cầu nhắc nhở học sinh không viết vào sách để SGK có thể sử dụng được nhiều lần.

Trước chỉ đạo trên của Bộ GD-ĐT, PGS.TS Trần Xuân Nhĩ - Nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT rất đồng tình với quyết định kịp thời trên dù hơi muộn.

Ông Nhĩ cho biết thêm: "Bộ GD-ĐT đã có sự tiếp thu ý kiến của các chuyên gia, các nhà quản lý từ Quốc hội trở xuống là điều đáng hoan nghênh. Đây là tinh thần cầu thị, biết lắng nghe và nhận ra cái sai để sửa chữa.

Tuy nhiên, với phương án để giáo viên hướng dẫn học sinh không làm trực tiếp vào sách sẽ khó khả thi. Bởi đây không phải là chế tài bắt buộc, nên không dễ để yêu cầu các em thực hiện.

Nhất là khi ở trong một lớp học có cả học sinh nhà giàu, nhà nghèo và học sinh cá biệt, khi tổng số học sinh lên tới 40-45 em".

lang phi sach giao khoa dung mot lan sua sai the nao

SGK mới nhất định không có phần bài tập

Cũng theo ông Nhĩ, hiện tại cần có giải pháp tạm thời và giải pháp lâu dài.

Với giải pháp tạm thời, có thể khuyến khích, vận động học sinh không điền trực tiếp vào SGK hoặc sử dụng loại giấy ghi chú bán ngoài hiệu sách.

Khi các em muốn làm bài hoặc ghi bài giảng, tóm tắt lại nội dung bài học, các em sẽ ghi vào tờ giấy ghi chú và sau đó dán lên SGK ở vị trí các em mong muốn. Tuy rằng, với học sinh tiểu học việc dùng giấy ghi chú cũng khá khó khăn, nhưng cũng có thể thử áp dụng, bên cạnh việc động viên.

Với giải pháp lâu dài, chúng ta hãy in riêng SGK, sách bài tập, không in các dạng bài làm trực tiếp vào sách. Chỉ có cách thay đổi ở hệ thống SGK mới thì mới là phương pháp hiệu quả.

Khi làm được như vậy SGK có thể sử dụng nhiều năm, thậm chí, 5 năm, 10 năm. Sau này có thay đổi nhỏ ở bộ phận nào đó, có thể in tờ hướng dẫn.

Ví dụ như trước ghi Liên bang Xô Viết, giờ là nước Nga thì không cần bỏ cả quyển vở mà chỉ cần có tờ ghi chú chung là được.

Vị chuyên gia cho rằng, sắp tới, khi tổ chức biên soạn sách giáo khoa theo Chương trình Giáo dục phổ thông mới, Bộ GD-ĐT nên đề xuất chỉnh sửa thiết kế, tuyệt đối không có phần bài tập để học sinh ghi vào SGK. Nếu nhà xuất bản nào cố tình không làm theo thì phạt, hủy hết số bản sách.

Việc biên soạn SGK mới không nên tiếp cận nhiều nội dung mà chỉ gồm những kiến thức cơ bản tối thiểu và nên giữ ổn định trong một thời gian tương đối ổn định.

Như thế sẽ góp phần giảm bớt lo lắng cho những gia đình học sinh ở vùng miền khó khăn có thể sử dụng lại SGK cũ, không phải mất tiền mua sách mới.

Việc bổ sung thêm kiến thức thì giáo viên và học sinh có thể bằng cách thức giảng dạy, học tập ở những phương tiện khác như cập nhật Internet, theo dõi truyền hình.

"Với những sai lầm chúng ta mắc phải giờ không thể sửa đổi ngay được, chỉ có thể thay đổi ở bộ SGK mới, không nên lặp lại sai lầm", ông Nhĩ nhấn mạnh.

Thay đổi nội dung SGK là cách duy nhất

Cũng đưa ra quan điểm với Đất Việt, PGS.TS. Nguyễn Chí Dũng - Viện Xã hội học, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh rất quan tâm đến vấn đề trên lại cho rằng, riêng với SGK thì phải có định hướng sử dụng lâu dài, ổn định.

"Nói như ngay cháu tôi đang học lớp 3, lớp 4 cũng mang SGK ra điền, chứ có mấy khi bỏ vở ra để viết đâu. Điều này tạo ra tâm lý lười biếng cho học sinh, rất không tốt.

Thế nhưng, nếu yêu cầu giáo viên hướng dẫn các em làm ra vở là rất khó khăn, thậm chí chắc gì học sinh đã nghe theo. Giải pháp khó khả thi khi chỉ dựa trên tinh thần tự giác.

Cho nên, chúng ta chắc chắn phải thay đổi nội dung SGK cho phù hợp, ổn định, không in bài tập vào SGK, còn nếu để như hiện tại sẽ không khác được, lãng phí hoàn lãng phí", ông Dũng khẳng định.

Cũng theo ông Dũng, đây là vấn đề quốc gia, vấn đề chiến lược lâu dài, cho nên, tới thời điểm thích hợp, cần cải tổ lại toàn bộ hệ thống SGK, không cho phần bài tập vào SGK. Chỉ như vậy mới có thể sửa đổi được vấn nạn lãng phí này.

lang phi sach giao khoa dung mot lan sua sai the nao GS Nguyễn Minh Thuyết: Nên vay tiền phụ huynh xây dựng tủ SGK

Theo GS Nguyễn Minh Thuyết - Tổng chủ biên của Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới, giải pháp ban đầu của tình trạng ...

lang phi sach giao khoa dung mot lan sua sai the nao Giới xuất bản nói gì về con số bù lỗ 40 tỷ đồng/năm của sách giáo khoa

Nhiều người nói độc quyền làm sách giáo khoa mà vẫn lỗ là khó tin, nhưng lại có ý kiến chia sẻ, cho rằng lỗ ...

Ngày đăng: 15:53 | 25/09/2018

/ http://baodatviet.vn