Nóng trên báo chí và “phây” mấy ngày nay là chuyện đề án cải tiến bảng chữ cái tiếng Việt từ 38 xuống còn 31 ký tự của PGS-TS Bùi Hiền. Người “ném đá”, kẻ bênh, ai đó lại trung đạo: Không “chửi”, không ca, cứ trân trọng mọi sáng kiến, phát minh.
Phần cũng vì tác giả của đề án cũng rất khéo, “cài cắm” mọi nhẽ nào, là công trình nghiên cứu 20 năm, nào là mọi người chưa quen với sự thay đổi, nào là mới đầu gây cảm giác khó chịu... Nhưng theo ông bảng chữ mới ngắn gọn đơn giản, dễ viết, dễ nhớ hơn bảng chữ cũ.
Đúng là cái mới dễ gây phản ứng.
Nhưng mới cũng có nhiều loại, chắc dân nghệ thuật còn nhớ nghệ sĩ Marcel Ducham từng thách thức thẩm mỹ đương thời với tác phẩm nổi tiếng “Suối nguồn” (Fountain) thực chất là cái bồn tiểu được lật ngược đặt trong triển lãm, năm 1917. Đến năm 2004, “Suối nguồn” được chọn là “tác phẩm nghệ thuật ảnh hưởng nhất thế kỷ XX” do 500 nghệ sĩ tên tuổi và các sử gia nghệ thuật bầu chọn.
Vì thế nếu vội coi thường tác giả Bùi Hiền là không nên!
Nhất là khi PGS-TS Bùi Hiền năm nay đã cao tuổi và việc bỏ tiền túi cá nhân ra cho công trình nghiên cứu này của ông là đáng trân trọng.
Đam mê và sự tập trung cao độ một thời gian dài, một thời điểm bùng phát, giây phút thăng hoa, cá nhân nào cũng có thể có những tác phẩm xuất sắc, đột biến. Tuy nhiên nhìn vào bảng chữ mới của ông, có mấy băn khoăn sau:
Trước hết, chữ quốc ngữ ta vẫn dùng có mấy trăm năm nay, mà công lớn thuộc về cha Alexandre De Rhodes hình thành nên chữ viết theo lối Latinh mà sau đó nhanh chóng trở thành quốc ngữ Việt Nam.
Tất cả cái gì đã tồn tại theo thời gian từng ấy năm hẳn có giá trị to lớn và lý do để tồn tại của nó. Đời sống đã chấp nhận nó.
Nay, nếu dùng bảng chữ của PGS-TS Bùi Hiền, hẳn là mọi thứ bị đảo lộn. Các cụ già sẽ phải dốc cạn thời gian ít ỏi còn lại để học bảng chữ mới, người trung niên và trẻ tuổi cũng phải đau mắt học cách làm quen với một dạng chữ chả khác gì các bảng chữ phiên âm, vừa rối mắt, vừa chưa “rõ” tính thẩm mỹ .
Và những giá trị văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận, được lưu giữ bằng chữ quốc ngữ sẽ cần những bản dịch mới để thế hệ trẻ sau này đọc sao?
Chưa kể hàng loạt hệ lụy, hậu quả tốn kém bao nhiêu tiền của, tâm sức nếu cho đề án này có cơ sở để thực hiện. Trong khi nợ công đang báo động, xã hội ta đang có bao vấn đề nóng cần giải quyết, ngay như lĩnh vực y tế, giáo dục đang có những chuyện bức thiết hơn nhiều, việc băn khoăn về cải tiến bảng chữ cái tiếng Việt chả lãng phí thời gian lắm ư?
Đời sống sẽ chấp nhận tất cả những gì hợp với quy luật của tự nhiên, của sự phát triển. Chứ không phụ thuộc vào ý muốn “đặc biệt” của một số cá nhân không hề mang tính khả thi.
Nếu cải tiến tiếng Việt, hàng triệu người dân phải đi học từ đầu "Thử tưởng tượng nếu việc cải cách chữ Việt của PGS.TS Bùi Hiền được thực thi, hàng triệu người dân sẽ phải học lại từ ... |
Đề xuất cải tiến chữ tiếng Việt: Không có thứ chữ nào như thế Các chuyên gia đánh giá: dù đề xuất của PGS.TS Bùi Hiền rất khó có cơ sở để thực hiện, tuy nhiên cũng không nên ... |
https://laodong.vn/dien-dan/lang-man-khong-kha-thi-578574.ldo
Ngày đăng: 06:00 | 29/11/2017
/ Việt Văn/Báo Lao động