Hàng loạt ngân hàng đã điều chỉnh giảm lãi suất tiền gửi tiết kiệm từ giữa tháng 3 đến nay trong bối cảnh tỷ lệ huy động vốn đang tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm ngoái.
Cụ thể, ngân hàng VPBank đã áp dụng biểu lãi suất tiền gửi mới từ 30/3, điều chỉnh giảm ở nhiều kỳ hạn. Theo đó, giảm 0,2 điểm phần trăm ở các kỳ hạn dưới 6 tháng và từ 12 - 36 tháng, giảm 0,3 điểm phần trăm ở kỳ hạn 6 - 7 tháng và giảm 0,4 điểm phần trăm kỳ hạn 8 - 11 tháng. Đây là lần giảm lãi suất huy động thứ ba liên tiếp trong hai tháng gần đây của VPBank.
Tại ngân hàng MB, lãi suất ở nhiều kỳ hạn ngắn giảm từ 0,1 đến 0,2 điểm phần trăm so với đầu tháng 2. Ví dụ như lãi suất kỳ hạn 6 tháng đã giảm 0,2% xuống còn 5,5%. Trong khi đó, lãi suất kỳ hạn 12 tháng vẫn giữ nguyên ở mức 7,2%.
|
|
Lãi suất huy động các ngân thàng tháng 4 tiếp tục giảm. |
Ở khối NHTM có vốn chi phối của Nhà nước, lãi suất đã thấp lại càng xuống sâu hơn. Tại VietinBank, trần lãi suất ở các kỳ hạn 6 tháng, 7 tháng, 8 tháng hiện chỉ còn 4,8%, giảm tới 0,5 điểm phần trăm so với trước đây. Tuy nhiên, hầu hết các kỳ hạn dài lại không thay đổi, từ 12 tháng đến dưới 36 tháng, khách hàng gửi tiết kiệm vẫn được hưởng lãi 6,8 - 6,9%/năm.
Trước đó, trong tháng 3/2018, ngân hàng VIB có 2 lần điều chỉnh giảm lãi suất. Theo đó, giảm từ 0,3 - 0,5 điểm phần trăm so với hồi tháng 1 ở các kỳ hạn 1 - 3 tháng xuống còn 5 - 5,1%. Các kỳ hạn từ 6 tháng trở lên cũng đã giảm 0,2 - 0,4 điểm phần trăm. Hiện lãi suất của kỳ hạn 6 tháng là 6% đến 6,3%.
Việc các ngân hàng đồng loạt giảm lãi suất tiền gửi tiết kiệm được xem như giải pháp trước yêu cầu giảm lãi suất cho vay, ổn định tỷ giá theo chỉ đạo của Chính phủ trong bối cảnh Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất và đồng USD trên thị trường thế giới.
Cụ thể, tại Nghị quyết phiên họp thường kỳ tháng 1/2018, Thủ tướng yêu cầu trong quý I/2018, điều hành lãi suất phù hợp với điều kiện kinh tế vĩ mô, lạm phát và thị trường tiền tệ, tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức tín dụng tiếp tục giảm lãi suất cho vay…
Theo báo cáo của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, đến hết tháng 3, tỷ lệ tín dụng so với vốn huy động ở mức 88,2%, cao hơn so với cuối năm 2017 (87,8%). Thanh khoản hệ thống ổn định một phần do NHNN tăng mua ngoại tệ và giải ngân vốn Trái phiếu Chính phủ chậm.
Vốn huy động từ tổ chức kinh tế và cá nhân đến hết quý đầu năm tăng 3% so với cuối năm 2017, cao hơn mức cùng kỳ năm ngoái 2,6%. Như vậy, với tình hình thanh khoản dồi dào trong khi hoạt động cho vay đã bớt tăng thì việc các NHTM giảm lãi suất huy động là để giảm bớt chi phí lãi đầu vào, đảm bảo khả năng sinh lời cho doanh nghiệp.
Minh Thư (T/h)
Đối tượng nào được cấp bù chênh lệch lãi suất khi mua nhà ở xã hội?
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa ký quyết định hướng dẫn cấp bù chênh lệch lãi suất thực hiện chính sách cho vay nhà ở ... |
Tiền thật mất vì tiền ảo, lòng tham lộ giữa chợ đời
Hơn 32.000 người chơi tiền ảo Ifan và Pincoin giờ đây đứng ngồi không yên vì số tiền lớn bị mất. Sau khi căng băngrôn ... |
Công ty tài chính giăng bẫy cho vay 47,65% một năm
Khách hàng cho rằng nhân viên công ty tài chính đã cố tình đưa họ vào tình thế vay tiền với lãi suất cắt cổ ... |
Nhiều người dính \'bẫy\' lãi suất cao có nguy cơ mất hàng chục tỷ đồng
Nhiều người tin lãi suất cao đã đưa hàng tỷ đồng cho bà Vân vay. Hiện bà bỏ đi khỏi địa phương khiến nhiều người ... |
Ngày đăng: 11:41 | 14/04/2018
/ http://www.doisongphapluat.com