“70% tổng chi ngân sách là chi thường xuyên, chi cho bộ máy nhà nước”- con số được phản ánh tại một hội thảo quốc gia về chính sách tài khóa. 70%- một tỉ lệ rất cao. Chi thường xuyên, chi cho bộ máy có nghĩa là “chi ăn”, trong khi đó, lương công chức thì vẫn không đủ sống.
Báo cáo của Chính phủ về việc thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí năm 2017 từng đưa ra một con số: Phát hiện thừa biên chế 57.000 người trong khu vực nhà nước. |
Cơ cấu mức chi 70% này, theo TS Tô Trung Thành (Đại học Kinh tế Quốc dân), đã kéo dài suốt từ năm 2008 đến nay. Và đây là khoản chi lớn nhất trong tổng chi ngân sách nhà nước (NSNN).
Cho dễ hình dung, cứ 10 đồng kiếm được, vay được, chúng ta mất 7 đồng "chi ăn". 3 đồng còn lại thì mất 1 cho đến 1,2 đồng dành trả nợ (hàng năm số nợ phải trả đã chiếm tỷ lệ 10-12% tổng chi NSNN). Và chỉ còn 2 đồng dành cho đầu tư phát triển.
Nhưng bản thân “7 đồng” chi ăn ấy cũng đang có vấn đề, và vấn đề cũng trầm kha không kém: Lương công chức hoàn toàn không đủ sống.
TPHCM là đầu tàu kinh tế, là khu vực năng suất lao động (NSLĐ) cao nhất cả nước, cũng đồng thời là một trong những địa phương có giá cả sinh hoạt thuộc vào diện đắt đỏ nhất nước. Một nghiên cứu về lương của hai tổ chức ISRAL Alliance và SAI cho biết: Để có “mức sống đàng hoàng tối thiểu” tại thành phố này, một người lao động cần mức lương tối thiểu 6,435 triệu để chi phí tối thiểu cho một gia đình điển hình gồm 2 người lớn và 2 trẻ em. Trong khi đó, một công chức có trình độ đại học, hưởng lương bậc 1 (hệ số 2.34), có mức lương là 3,042 triệu đồng, trừ các khoản BHXH, BHYT... thì chỉ còn hơn 2 triệu đồng/tháng.
Từ nhiều năm nay, nguyên nhân đã được nhìn thấy, rất rõ ràng: Bộ máy quá lớn. Khiến chẳng hạn muốn tăng thêm chỉ 200 ngàn tiền lương mỗi tháng thôi, NSNN phải chi tới vài chục ngàn tỉ.
Từ nhiều năm nay, nhiệm vụ tinh giản bộ máy đã được đặt ra...Nhưng không những không giảm mà lại còn phình ra.
1/4 nhân viên sẽ nghỉ việc nếu 6 tháng không được tăng lương
Đây là kết quả cuộc khảo sát lương của người tìm việc năm 2019 trên thị trường tuyển dụng trực tuyến tại Việt Nam do ... |
Tăng lương 2019 - 2020: Mỗi công chức thêm bao tiền?
Năm 2019, 2020 mỗi năm sẽ điều chỉnh tăng lương cơ bản 7%. Theo Phó thủ tướng Vương Đình Huệ, quan trọng cải cách lương ... |
Tăng lương cho cán bộ, công chức nên hay không?
- Kết quả công việc giảm mà lương tăng, là điều phi lý. |
Tính toán để công chức được tăng lương: Chưa tinh giản thì...
"Nếu tiếp tục sử dụng ngân sách để tăng lương, \'bội chi ngân sách nhà nước có thể sẽ tiếp tục tăng, thậm chí không ... |
Ngày đăng: 19:00 | 27/03/2019
/ Lao động