"Những vụ việc gần đây, điển hình là vụ công bố sai phạm ở Đà Nẵng cho thấy, xử lý kỷ luật cán bộ cao cấp là công việc thường xuyên nhằm chỉnh đốn Đảng" - ĐB Lưu Bình Nhưỡng nhìn nhận. 

Đề cập đến kết luận của Ủy ban Kiểm tra TƯ về hàng loạt sai phạm của Bí thư và Chủ tịch TP Đà Nẵng vừa qua, ĐB Lưu Bình Nhưỡng nhận định, việc xử lý cán bộ cao cấp từ lâu được coi như “vùng cấm” - là việc có tính “nội bộ”.

Tuy nhiên, qua những vụ việc gần đây, điển hình là vụ Đà Nẵng cho thấy, xử lý kỷ luật cán bộ đã là công việc thường xuyên nhằm chỉnh đốn Đảng.

ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng

"Cùng một thời điểm có 2 lãnh đạo cao nhất về Đảng và chính quyền của một TP trực thuộc TƯ bị xem xét xử lý kỷ luật là chưa có tiền lệ" - ĐB Nhưỡng nói.

Ông cũng khẳng định: "Chúng ta không ngại thiếu cán bộ, thiếu người tài. Cái đáng lo nhất chính là cán bộ sai phạm, hư hỏng, không xứng đáng là người để Đảng phân công giữ quyền lãnh đạo, để nhân dân tín nhiệm ủy thác điều hành đất nước".

Phạm lỗi rất khó tha thứ

Theo kết luận của Ủy ban Kiểm tra TƯ, Bí thư Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh phạm phải 4 lỗi, trong đó có việc: “Kê khai, sử dụng bằng cấp không đúng quy định, thiếu trung thực, vi phạm tiêu chuẩn cấp ủy viên và quy định những điều đảng viên không được làm”. Ông suy nghĩ gì về điều này?

Một cán bộ lãnh đạo cấp cao thuộc hàng “thượng thư” mà bị xem xét đến 4 lỗi nghiêm trọng, đặc biệt là lỗi về bằng cấp, học vị, thì quả là đáng ngại, không có gì có thể biện minh. Với những lỗi này, các đảng viên và người dân rất khó tha thứ.

Là ĐBQH, đã bao giờ cử tri phản ảnh với ông về chuyện bằng cấp của cán bộ lãnh đạo?

Tôi nhận khá nhiều đơn thư, thông tin phản ảnh của người dân về việc này. Ngay tháng trước tôi nhận được lá đơn của công dân tố giác, chỉ rõ một vị bí thư tỉnh ủy một tỉnh phía Bắc có hành vi, tôi xin trích nguyên văn: “Sử dụng bằng cấp trái pháp luật và đề bạt, không xử lý cán bộ khai man về bằng cấp”.

Thực hiện trách nhiệm của một đại biểu nhân dân, một cán bộ đảng viên, tôi đã chuyển đơn đó tới Ủy ban Kiểm tra TƯ để xem xét, làm rõ.

Qua số việc bị phát hiện trước đó cũng như sự kiện xảy ra ở Đà Nẵng, tôi nghĩ chắc chắn còn không ít người lợi dụng chức quyền, sự sơ hở của cơ chế tuyển dụng, bổ nhiệm, đề bạt cán bộ, có hành vi gian dối về bằng cấp để tiến thân.

Thực tế cho thấy, nếu có sự công bằng, minh bạch, trung thực trong đánh giá, tuyển chọn cán bộ thì chúng ta vẫn có những cán bộ có phẩm chất, có năng lực để xây dựng bộ máy lãnh đạo, quản lý đất nước.

(http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chong-tham-nhung/ky-luat-can-bo-cao-cap-la-viec-thuong-xuyen-nham-chinh-don-dang-400569.html)

10 sếp ngân hàng đánh mất 200 tỷ vào tay \'siêu lừa\' Huyền Như ra sao?

Bằng thủ đoạn, "siêu lừa" Huỳnh Thị Huyền Như đã lợi dụng các nguyên cán bộ, lãnh đạo tại Navibank (nay là Ngân hàng Quốc ...

Đúng là không có “vùng cấm”!

Lần này soi vào các trường hợp cụ thể vừa bị “sờ gáy” mới thấy thấm thía làm sao. Nếu không làm tốt công tác ...

Trên \'nóng\' dưới \'nguội\'

20 tháng kể từ sau Đại hội XII của Đảng, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp 17 phiên. Mỗi phiên họp không chỉ ...

Vụ xóa sổ 60ha rừng: Phải làm cho ra ai chủ mưu, ai cầm đầu

Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định chỉ đạo các ngành có liên quan phải làm kiên quyết, làm rõ và xử lý nghiêm, tất cả ...

Ngày đăng: 06:26 | 25/09/2017

/ Theo Thu Hằng/Báo VietNamnet.vn