Những cây cầu bằng rễ cây ở Ấn Độ được chứng minh là bền hơn cả những cây cầu hiện đại được làm bằng thép và sắt.
Những cây cầu bằng rễ cây ở Ấn Độ được chứng minh là bền hơn cả những cây cầu hiện đại được làm bằng thép và sắt.
Những cây cầu rễ cây bắc qua những con sông và khe núi ở cao nguyên Meghalaya của Ấn Độ, kết nối các ngôi làng. Tất cả đều được xây dựng - hoặc được trồng - từ rễ của cùng một loại cây Ficus elastica hay còn gọi là cây caosu Ấn Độ - theo CNN.
Giáo sư Ferdinand Ludvig, Đại học Công nghệ Munich đã lập bản đồ tổng cộng 74 cây cầu và làm sáng tỏ chính xác cách chúng được tạo ra và duy trì, bằng cách phỏng vấn cư dân địa phương, chụp hàng nghìn bức ảnh và xây dựng mô hình 3D.
Không giống như những cây cầu được làm bằng gỗ và tre khác, chúng không dễ dàng bị cuốn trôi hoặc mục nát - một hiện tượng dễ thấy ở những vùng ẩm ướt. Giáo sư Ferdinand Ludvig cho biết, các rễ cây sinh trưởng, tiêu biến và rồi lại tái sinh.
Một cây được trồng ở trên rìa của bờ sông hoặc rìa khe núi. Khi rễ cây mọc ra, chúng sẽ quấn quanh khung tre hoặc thân cây cọ, được hướng về phía bờ đối diện. Khi đã lan sang bờ bên kia, chúng sẽ tự khắc bám vào đất.
Những người dân ở vùng Khaisa và Jaintia đã cố gắng tạo ra và duy trì cây cầu rễ cây này. Họ làm như vậy từ đời này qua đời khác, tạo thành một văn hóa truyền thống.
Ludwig cho biết, những cây cầu này đã trở thành tâm điểm thu hút khách du lịch, có tới 2.000 khách tham quan mỗi ngày.
Những cây cầu rễ cây tương tự cũng đã có ở Trung Quốc và Indonesia, nhưng trên thực tế chúng chỉ phổ biến rộng rãi ở cao nguyên Meghalaya của Ấn Độ.
Dưới đây là một số hình ảnh của cây cầu rễ cây:
Cây cầu chắc chắn và kiên cố. Ảnh: Courtesy Ferdinand Ludvig. |
Hình ảnh minh họa hai rễ cây đan khít vào nhau khi chúng trưởng thành. Ảnh: Wilfrid Middleton. |
Toàn cảnh cây cầu Wah Thyllong làm bằng rễ cây ở Ấn Độ. Ảnh: Wilfird Middleton. |
Các nhà nghiên cứu đang thử nghiệm trên cây cầu Paru. Ảnh: Wilfrid Middleton. |
Ngày đăng: 07:29 | 24/11/2019
/ laodong.vn