Sau cả thập kỷ, hai nền kinh tế lớn nhất thế giới có mối quan hệ mật thiết cả về thương mại, chuỗi cung ứng và đầu tư.

Khi Mỹ và Trung Quốc đối đầu trên nhiều lĩnh vực, nhà đầu tư và giới phân tích đang ngày càng lo ngại hai nước dần xa nhau. Việc này sẽ khiến các doanh nghiệp càng khó khăn khi hoạt động trên thị trường quốc tế. Nhiều nhà quan sát cho biết đã có các dấu hiệu Mỹ và Trung Quốc bắt đầu đi theo hai hướng.

Vài tháng gần đây, Washington nhắm vào nhiều đại gia công nghệ Trung Quốc, từ hãng viễn thông Huawei Technologies đến ByteDance - công ty mẹ của TikTok. Bắc Kinh cũng đang soạn thảo "danh sách thực thể không đáng tin", được cho là sẽ đưa nhiều công ty nước ngoài vào danh sách hạn chế hoạt động tại đây.

Tổng thống Mỹ Donald Trump gần đây liên tục nhắc đến khả năng tách rời hai nền kinh tế này. Tuy nhiên, các số liệu chỉ ra quá trình này sẽ gặp nhiềuMỹ thách thức, ít nhất là hiện tại. Do sau cả thập kỷ, Mỹ và Trung Quốc đang ngày càng phụ thuộc vào nhau.

Dưới đây là 5 biểu đồ cho thấy sự phụ thuộc này:

Thương mại

Phần lớn quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc tập trung vào thương mại. Cả hai là đối tác thương mại lớn của nhau rất nhiều năm qua. Mối quan hệ này giảm sút phần nào sau khi chiến tranh thương mại nổ ra năm 2018. Tuy nhiên, số liệu của Cục Phân tích Kinh tế Mỹ cho thấy kim ngạch thương mại song phương hàng hóa và dịch vụ giữa hai nước vẫn lên tới 636,8 tỷ USD năm ngoái.

4204 k1

Kim ngạch thương mại hàng hóa giữa Mỹ và Trung Quốc.

Dù vậy, mối quan hệ này không đồng đều. Về trao đổi hàng hóa, Mỹ nhập khẩu từ Trung Quốc nhiều hơn là xuất khẩu sang đây. Nhưng ngược lại, với dịch vụ, Trung Quốc lại mua nhiều từ Mỹ hơn.

Trump cũng đang thúc giục Trung Quốc tăng mua nông sản Mỹ để xoa dịu nông dân chịu ảnh hưởng. Đây là nhóm cử tri quan trọng với ông trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ sắp tới.

4208 k2

Kim ngạch dịch vụ giữa Mỹ và Trung Quốc.

Cả hai nước đều đang cố gắng cân bằng cán cân thương mại hàng hóa. Trung Quốc đã đồng ý tăng nhập khẩu hàng Mỹ theo thỏa thuận sơ bộ ký đầu năm nay. Dù vậy, các chuyên gia cho rằng thương mại giữa hai nước có thể xuống cấp hơn nữa trong năm nay, khi quan hệ xấu đi và đại dịch đe dọa các hoạt động kinh tế toàn cầu.

Chuỗi cung ứng

Ngoài thương mại trực tiếp, Mỹ và Trung Quốc cũng "ngày càng phụ thuộc vào các mối quan hệ trong chuỗi cung ứng suốt thập kỷ qua", Fitch Ratings nhận xét trong một báo cáo tháng trước.

Chuỗi cung ứng là một mạng lưới phức tạp gồm các doanh nghiệp hợp tác với nhau để cung cấp nguyên liệu thô, sản phẩm trung gian hoặc kiến thức chuyên môn để sản xuất ra thành phẩm, dịch vụ tiêu thụ trong nước hoặc xuất khẩu.

Rất khó thu thập số liệu chính xác nhằm đánh giá mức độ đóng góp của từng công ty vào chuỗi cung ứng. Tuy nhiên, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) từng công bố bộ dữ liệu về cách thức hoạt động của chuỗi cung ứng toàn cầu.

4212 k3

Sự phụ thuộc của Mỹ vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Theo số liệu mới nhất năm 2015, nguyên liệu đầu vào nước ngoài chiếm 12,2% (tương đương 2.200 tỷ USD) tổng hàng hóa và dịch vụ được tiêu thụ tại Mỹ. Trung Quốc là nước cung cấp số linh kiện đầu vào lớn nhất cho Mỹ

Một số hãng sản xuất tại Mỹ đặc biệt phụ thuộc vào Trung Quốc để có nguyên liệu trung gian hoặc sản phẩm hoàn chỉnh, Fitch trích dẫn số liệu của OECD cho biết. Đó là các hãng dệt may, điện tử, kim loại và máy móc cơ bản.

4216 k4

Sự phụ thuộc của Trung Quốc vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Trong khi đó, tại Trung Quốc, các nhà cung cấp nước ngoài đóng góp 14,2% (tương đương 1.400 tỷ USD) tổng hàng hóa và dịch vụ được tiêu thụ tại đây năm 2015. Mỹ cũng là nước cung cấp nguyên liệu nước ngoài lớn nhất cho Trung Quốc.

Fitch cho biết Mỹ phụ thuộc lớn vào nguyên liệu từ Trung Quốc cho ngành sản xuất. Ngược lại, Trung Quốc phụ thuộc vào Mỹ với ngành dịch vụ.

Dòng tiền đầu tư

Mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau trong thương mại và chuỗi cung ứng có thể khó lung lay. Tuy nhiên, dòng chảy đầu tư giữa hai nước đã giảm sút khi căng thẳng song phương tăng nhiệt.

4220 k5

Dòng tiền đầu tư giữa hai nước vài năm gần đây giảm sút.

Số liệu của Rhodium Group cho thấy trong 3 năm qua, tổng giá trị đầu tư trực tiếp (FDI) và đầu tư mạo hiểm giữa hai nước đã giảm dần. "Xu hướng rõ rệt nhất là Trung Quốc giảm thâu tóm tài sản công nghệ Mỹ", Rhodium Group cho biết trong báo cáo tháng trước.

Dù vậy, Fitch cho biết nhiều công ty Mỹ đang hoạt động tại Trung Quốc cho biết chưa nghĩ đến việc chuyển khỏi đây. Một khảo sát năm ngoái của Phòng thương mại Mỹ tại Trung Quốc cho thấy 83% công ty tham gia không cân nhắc chuyển địa điểm sản xuất. Tỷ lệ này thậm chí còn tăng so với 80% năm 2018 và 77% năm 2017.

Hà Thu (theo CNBC)

Từ cáo buộc Từ cáo buộc "né thuế" đến bức tranh kinh doanh ảm đạm của Tổng thống Donald Trump
Kinh tế Trung Quốc chững lại nhìn từ mua sắm online Kinh tế Trung Quốc chững lại nhìn từ mua sắm online
Ủy ban Kinh tế: Giá điện Việt Nam chậm thay đổi Ủy ban Kinh tế: Giá điện Việt Nam chậm thay đổi
Cần làm gì để vượt qua Cần làm gì để vượt qua "bẫy kinh tế COVID-19"?

Ngày đăng: 16:44 | 29/09/2020

/ vnexpress.net