Thống nhất văn bằng sẽ tạo điều kiện để cho cơ hội học tập được mở rộng hơn - ThS Phạm Thái Sơn, Phó Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh và dịch vụ đào tạo Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TPHCM, nhận định.
Bằng tại chức vẫn bị nhiều đơn vị "quay lưng" khi tuyển dụng. Ảnh minh họa: Sa tế.
- Thưa ThS Phạm Thái Sơn. Dư luận đang có những tranh luận về chủ trương không phân biệt bằng cấp chính quy và tại chức? Quan điểm của ông như thế nào về vấn đề này?
Tôi hoàn toàn ủng hộ chủ trương này của Bộ GDĐT. Việc Bộ GDĐT đề xuất không phân biệt bằng chính quy và tại chức cũng là hợp lý khi chương trình đào tạo của các trường cũng đã đồng nhất các hệ với nhau. Dù là hệ vừa học vừa làm, liên thông, từ xa hay chính quy cũng là như nhau. Vì thế, không có lý do gì mà không đồng nhất chứng nhận khi ra trường và đây cũng là một xu hướng của thế giới.
- Vấn đề dư luận lo ngại chính là về chất lượng, thời gian đào tạo của các hình thức. Trong khi đào tạo đại học chính quy phải vượt qua kỳ thi đầu vào rất khắt khe, học tập suốt 4 năm ròng rã thì hệ tại chức thi đầu vào rất dễ và thời gian học cũng ngắn hơn, thậm chí là đào tạo cũng dễ dãi hơn. Ông nghĩ sao về vấn đề này?
Về những lo lắng trong chất lượng đào tạo, theo tôi, hoàn toàn có thể kiểm soát được vì hiện nay các trường bắt buộc phải kiểm định chất lượng đào tạo cho từng ngành, từng hệ đào tạo. Và đồng thời, việc thống nhất văn bằng cũng sẽ là áp lực cho các trường về đảm bảo chất lượng, không thể để chất lượng của hệ vừa học vừa làm ảnh hưởng đến hệ chính quy được.
Hiện tại, thị trường lao động sẽ quyết định thương hiệu của trường nên nếu mỗi trường không “đàng hoàng” trong đào tạo thì sẽ bị ảnh hưởng rất lớn.
Thống nhất văn bằng sẽ tạo điều kiện để cho cơ hội học tập được mở rộng hơn. Biện pháp này sẽ hỗ trợ người học được tốt hơn và cơ hội cho người học không có điều kiện học chính quy sẽ rộng mở. Và điều này cũng mở rộng các phương án đào tạo trực tuyến theo xu hướng thế giới, phù hợp với thay đổi của giáo dục trong thời kỳ hiện nay.
- Xin cảm ơn ông!
Theo Điều 6, Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học quy định: “Các trình độ đào tạo của giáo dục đại học được thực hiện theo các hình thức là đào tạo tập trung, đào tạo không tập trung”. Theo bà Nguyễn Thị Kim Phụng – Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ GDĐT, việc phân biệt hình thức đào tạo sẽ tạo cảm giác ngay trong hình thức đào tạo đã tuyên bố các hạng chất lượng khác nhau. Vì vậy, dự thảo mới đã đưa ra đề xuất trên nhằm nhấn mạnh chuẩn đầu ra để cấp một văn bằng chuẩn. |
Rối bời tranh luận bằng tại chức, chính quy: Lỗi không ở tấm bằng Dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi quy định văn bằng tại chức và chính quy có giá trị như nhau đang gây tranh cãi ... |
Không phân biệt bằng đại học chính quy và tại chức: Đừng cào bằng chất lượng Nhiều ý kiến cho rằng, việc không phân biệt bằng chính quy và tại chức chỉ nên được áp dụng khi các chương trình đào ... |
TS Vũ Thu Hương: Chất lượng đào tạo tại chức không thể bằng chính quy TS Vũ Thu Hương -giảng viên ĐH Sư phạm Hà Nội thẳng thắn cho rằng: Là một giảng viên, tôi biết chất lượng đạo tào ... |
Ngày đăng: 14:00 | 06/12/2017
/ Lao động