Trên thẻ Căn cước công dân ngoài những thông tin cá nhân còn có dãy số gồm 12 chữ số được cấp riêng cho từng người.
Trên thẻ Căn cước công dân ngoài những thông tin cá nhân còn có dãy số gồm 12 chữ số được cấp riêng cho từng người.
Từ ngày 1/1/2016, bộ Công an công bố 21 thủ tục cấp, đổi thẻ Căn cước công dân. Thẻ Căn cước công dân là giấy tờ tùy thân, thể hiện thông tin cơ bản về lai lịch, nhận dạng của công dân Việt Nam, được sử dụng trong các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.
Theo Nghị định 137/2015, cá nhân khi đăng ký khai sinh sẽ được cấp số định danh cá nhân gồm 12 số.
Cụ thể, Điều 7 Thông tư 07/2016/TT-BCA hướng dẫn về ý nghĩa của từng chữ số này như sau:
- 03 chữ số đầu tiên là mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc mã quốc gia nơi công dân đăng ký khai sinh.
- 01 chữ số tiếp theo là mã giới tính của công dân
- 02 chữ số tiếp theo là mã năm sinh của công dân;
- 06 chữ số cuối là khoảng số ngẫu nhiên.
Trong đó:
- Mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi công dân khai sinh có các mã từ 001 đến 0096 tương ứng với 63 tỉnh, thành phố trong cả nước.
Chi tiết mã tỉnh, thành phố theo Thông tư 07/2016/TT-BCA:
Công dân có thể lựa chọn một trong các nơi sau đây để làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân:
- Tại cơ quan quản lý Căn cước công dân của Bộ Công an;
- Tại cơ quan quản lý Căn cước công dân của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Tại cơ quan quản lý Căn cước công dân của Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương;
- Cơ quan quản lý Căn cước công dân có thẩm quyền tổ chức làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân tại xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị hoặc tại chỗ ở của công dân trong trường hợp cần thiết.
Trình tự, thủ tục, đổi thẻ Căn cước công dân bao gồm các bước theo trình tự sau đây:
Bước 1: Công dân điền vào tờ khai Căn cước công dân tại Cơ quan quản lý Căn cước công dân.
Bước 2: Cán bộ tại cơ quan quản lý Căn cước công dân sẽ nhận hồ sơ kiểm tra, đối chiếu thông tin về công dân trong tờ khai Căn cước công dân (điền mẫu này tại bước 1) với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để xác định chính xác người cần đổi thẻ.
Bước 3: Thời hạn làm việc là không quá 7 ngày làm việc tại thành phố, thị xã đối với việc cấp mới và đổi; không quá 20 ngày làm việc đối với các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo; không quá 15 ngày làm việc với các khu vực còn lại.
Mức thu lệ phí là 30.000 đồng/thẻ Căn cước công dân cho đối tượng là công dân từ đủ 16 tuổi trở lên làm thủ tục cấp mới thẻ Căn cước công dân, đổi thẻ Căn cước công dân khi đủ 25 tuổi, 40 tuổi, 60 tuổi; chuyển từ chứng minh nhân dân 9 số, chứng minh nhân dân 12 số sang thẻ Căn cước công dân.
50.000 đồng/ thẻ căn cước khi thẻ căn cước bị hư hỏng không sử dụng được, thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên, đặc điểm nhận dạng; xác định lại giới tính, quê quán, có sai sót về thông tin trên thẻ khi công dân có yêu cầu.
70.000 đồng/Căn cước công dân khi cấp lại thẻ do bị mất, được trở lại quốc tịch Việt Nam.
Muốn sửa thông tin thẻ căn cước, người dân phải chi gấp 50 lần mức quy định cho công an
Nhiều người dân tỉnh Hưng Yên phản ánh, muốn sửa đổi thông tin về năm sinh trên thẻ căn cước công dân phải mất phí ... |
Những thành phố "không tồn tại"
Những thành phố này chính là bàn đạp trong cuộc đua chế tạo bom nguyên tử giữa Mỹ và trùm phát xít Đức Adolf Hitler |
Bắt đối tượng bị 2 lệnh truy nã vẫn đi làm thẻ căn cước công dân
Là đối tượng đang bị lệnh truy nã toàn quốc nhưng Sơn lại đến phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về TTXH, Công an ... |
Ngày đăng: 09:20 | 24/07/2019
/ www.nguoiduatin.vn