Cho rằng đó chỉ là những tin nhắn tình cảm trên mức bình thường giữa thầy giáo và học trò nên gia đình nữ sinh lớp 10 tại Thái Bình đề nghị các cơ quan chức năng không kỷ luật giáo viên này.
Cho rằng đó chỉ là những tin nhắn tình cảm trên mức bình thường giữa thầy giáo và học trò nên gia đình nữ sinh lớp 10 tại Thái Bình đề nghị các cơ quan chức năng không kỷ luật giáo viên này.
Có ý kiến đánh giá ở đây thể hiện tính nhân văn, văn minh trong xử lý vụ việc, cũng có người cho rằng việc này sẽ tạo tiền lệ xấu, tạo “mầm mống” cho những kẻ biến thái làm các hành vi tương tự.
Những ngày qua, dư luận tiếp tục có những tranh luận liên quan tới phản ứng bất ngờ của gia đình nữ sinh khi phát hiện thầy giáo chủ nhiệm 40 tuổi có những tin nhắn trên mức bình thường với học sinh.
Về vấn đề này, cô giáo Phạm Thái Lê – Trường THPT Mari Curie, Hà Nội - bày tỏ: Ở đây, có thể thấy thầy giáo đủ tư cách công dân, pháp lí để nhận thức được hành vi của mình mà vẫn có hành động như thế, dù là xuất phát từ tình cảm thật, cũng không thể chấp nhận được.
Thầy giáo đã vi phạm chuẩn không chỉ ở phạm vi giáo viên với học sinh mà còn là người đã có gia đình với một đứa trẻ chưa đến tuổi trưởng thành.
“Khi đã bước chân vào nghề giáo, mỗi con người đã tự đóng 1 vòng kim cô lên đầu mình để bắt buộc phải thực hiện tốt các quy định chuẩn hành vi. Xét ở góc độ độ tuổi, nếu thầy có lời lẽ như vậy với người đã trưởng thành thì mức độ sẽ khác. Còn với trẻ vị thành niên, mức độ lên án của xã hội, sự nghiêm trọng sẽ gay gắt hơn”, bà Lê nhận định.
Về hướng xử lý vụ việc của gia đình, nữ giáo viên Trường THPT Mari Curie cho rằng việc không làm lớn chuyện cũng là một cách ứng xử văn minh, nhân văn.
Dù không làm lớn chuyện nhưng bà Lê cho rằng vẫn phải xử lý nghiêm. Tuỳ từng tình huống và con người cụ thể, với người này chỉ cần thế này cũng đủ xấu hổ, chừa đến già rồi còn với người khác thì có thể phải nặng tay hơn. Ban giám hiệu nhà trường, hội đồng sư phạm là người hiểu nhất và cần đưa ra biện pháp xử lý phù hợp.
Ở một góc nhìn khác, TS Vũ Thu Hương – chuyên gia tâm lý, nguyên giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội phân tích, theo định nghĩa của các tổ chức quốc tế và luật pháp của rất nhiều nước thì đây là hành vi dâm ô rồi chứ không phải đơn giản chỉ là những lời lẽ yêu quý học sinh. Những lời lẽ này đều mang tính kích dục và nhằm thoả mãn dục vọng khá lệch lạc của người thầy.
“Chúng ta cứ nghĩ những tin nhắn chỉ mới trên mức tình cảm thầy và trò hay những cái vỗ mông, sờ đùi không gây hại gì nhưng thực tế không phải vậy. Điều này đã gây tổn thương cho tâm lý của trẻ. Khi trẻ cảm nhận được những bất thường này sẽ bị tổn thương về tinh thần.
Ở nước ngoài, những hành vi như vậy sẽ bị trừng phạt rất nặng nề, giống như vụ việc của diễn viên Minh béo bên Mỹ. Tôi cho rằng, liên tiếp các vụ việc đau lòng trong nhà trường diễn ra thời gian gần đây là bài học để thay đổi, điều chỉnh trong pháp luật”, bà Hương nói.
Bà Hương đặc biệt nhấn mạnh đến việc cần phải xử lý nghiêm minh, không bao che, dung túng làm nhẹ tội cho người có các hành vi vi phạm.
“Khi chúng ta nương nhẹ sẽ khiến cho các em học sinh thấy xã hội nguy hiểm, tồi tệ, không ai bảo vệ các em. Các em sẽ nghĩ rằng rồi sẽ có một vụ dàn xếp như thế, dẫn đến thiếu niềm tin người lớn và xã hội. Sự dung túng cũng tạo mầm mống cho những kẻ xấu khác khi có những hành vi tương tự và nghĩ chẳng ai làm gì được mình”, bà Hương cho hay.
Vì sao liên tiếp xảy ra các vụ dâm ô, “gạ tình” học sinh?
Gần đây xảy ra các vụ dâm ô, gạ tình học sinh. Điều này gióng lên hồi chuông về đạo đức nhà giáo và cần ... |
Thầy giáo Anh ngồi tù vì gửi 1.200 tin nhắn gạ tình nam sinh
Hành vi nhắn tin gợi dục giữa người trưởng thành với trẻ em dưới 16 tuổi là có dấu hiệu phạm tội hình sự. |
Điểm mặt những vụ thầy giáo gạ tình nữ sinh khiến dư luận căm phẫn
Đây là những vụ việc đáng buồn trong ngành giáo dục, bởi hình người thầy cao quý đứng trên bục giảng bị hoen ố. |
Ngày đăng: 10:22 | 10/03/2019
/ Lao Động