Cơ quan CSĐT Công an huyện Thạnh Hóa (tỉnh Long An) đã quyết định không khởi tố vụ phóng viên bị hành hung gần nhà máy xử lý rác Tâm Sinh Nghĩa.
Liên quan đến vụ nhóm phóng viên báo, đài Long An bị hành hung khi đang tác nghiệp tại khu vực nhà máy xử lý rác Tâm Sinh Nghĩa, ngày 5/12, Đại tá Nguyễn Văn Nhớ, Thủ trưởng cơ quan CSĐT Công an huyện Thạnh Hóa (tỉnh Long An) đã ký thông báo gửi đài Phát thanh và Truyền hình (PT-TH) Long An.
Theo đó, Công an huyện Thạnh Hóa chỉ ra nhiều yếu tố để khẳng định các PV không bảo đảm yếu tố "đang thi hành công vụ" và quyết định không khởi tố vụ án hình sự.
| |
Đối tượng bám theo để hành hung phóng viên. (Ảnh: Báo Người lao động) |
Báo Người lao động dẫn thông tin của cơ quan CSĐT Công an huyện Thạnh Hóa, PV Phạm Đức Cảnh, Cao Thị Kim Ngân (Đài PT-TH Long An) chưa có thẻ nhà báo, đi tác nghiệp không có kế hoạch cụ thể bằng văn bản… Các PV khi tiếp xúc với người làm việc tại nhà máy Tâm Sinh Nghĩa lại không giới thiệu là PV báo, đài.
Cơ quan CSĐT cho rằng khi tác nghiệp, các PV này mặc trang phục không có lô gô của cơ quan báo chí là không bảo đảm yếu tố "đang thi hành công vụ".
Một lý do nữa mà cơ quan CSĐT Công an huyện Thạnh Hóa quyết định không khởi tố vụ án hình sự vì cho rằng hành vi lấy thẻ nhớ và máy quay phim, đe dọa PV của đối tượng Đỗ Văn Tiến (SN 1985) không cấu thành tội phạm.
Trong thông báo này không đề cập đến vấn đề xử lý những đối tượng có hành vi tấn công hoặc làm hư hỏng tài sản của nhóm PV, gồm: Tiến, Nguyễn Văn Minh (SN 1994; ngụ xã Châu Pha, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), công nhân đang thi công hàng rào nhà máy Tâm Sinh Nghĩa; Phạm Văn Dũng (SN 1956; ngụ xã Tân Đông, huyện Thạnh Hóa) làm thuê cho nhà máy Tâm Sinh Nghĩa, không có hợp đồng lao động.
Thông tin ban đầu về vụ việc được báo Thanh niên phản ánh, sáng 27/9, nhóm 3 PV đến tìm hiểu, ghi nhận ý kiến bức xúc của người dân về vấn đề nhà máy xử lý rác Tâm Sinh Nghĩa xả thải trực tiếp ra kênh 3 (đoạn ấp 3, xã Tân Đông, H.Thạnh Hóa) gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường xung quanh thì có các đối tượng đến hăm dọa, ngăn cản không cho quay phim, chụp hình.
Sau đó, 2 người xông vào quật ngã, đè PV quay phim Phạm Đức Cảnh xuống để 2 người khác đấm, đá liên tiếp vào mặt, bụng PV và liên tục có lời nói đe dọa.
Báo Long An thông tin, những liệt kê mà Cơ quan Cảnh sát điều tra cho rằng, ở trường hợp này, các phóng viên không bảo đảm yếu tố “đang thi hành công vụ” thì ngược lại đã khẳng định, hoạt động tác nghiệp của phóng viên là “đang thi hành công vụ?”.
Như vậy những liệt kê của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện cho rằng, các phóng viên không bảo đảm yếu tố đang thi hành công vụ là rất lạ lùng. Bởi trong thực tế, có nhiều phóng viên ở các cơ quan báo chí vẫn hoạt động tác nghiệp bình thường nhưng chưa được cấp thẻ nhà báo (Luật Báo chí 2016 ở Điều 26 nêu rõ đối tượng được cấp thẻ nhà báo; Điều 27 cũng nêu rõ những điều kiện, tiêu chuẩn được xét cấp thẻ nhà báo - pv).
Hơn nữa, trong vụ việc này, địa điểm các phóng viên đang tác nghiệp là một bãi đất ruộng của người dân, nằm hoàn toàn cách biệt với Nhà máy Tâm Sinh Nghĩa, khu vực này cũng không cấm quay phim hay chụp ảnh. Vậy, lý do gì công an lại đề nghị phóng viên, nhà báo phải giới thiệu cho những người đang làm việc trong khu vực nhà máy Tâm Sinh Nghĩa biết?.
Giáo viên bị phụ huynh đánh nhập viện vì chê học sinh điểm kém Vì chê học sinh điểm kém, một giáo viên trung học ở Trung Quốc đã bị phụ huynh hành hung đến nhập viện. Truyền thông ... |
Tạm giam nhóm thanh niên xông vào trường đánh thầy và trò Sau khi nhậu say, ba thanh niên đi xe máy vào trường học để rủ bạn nữ đi hát. Tại đây, chúng rú ga, dùng ... |
Hàng loạt vụ hành hung bác sỹ tại Bệnh viện: “Giận quá mất khôn” Thời gian qua, hàng loạt vụ hành hung các y bác sỹ, bảo vệ bệnh viện… đã xảy ra, người nhà nạn nhân chính là ... |
Ngày đăng: 16:00 | 06/12/2017
/ Người đưa tin