Tỉnh Thanh Hóa báo cáo thiệt hại bão số 10 nhanh như cơn bão, gió chưa tan, số liệu thiệt hại đã có trên bàn, người ta lấy con số từ sự tưởng tượng, từ nhẩm tính và toan tính.

khong chi bao cao lao ve thiet hai do bao Thống kê bão ở xứ Thanh: Từ 1.000 tỉ sẽ giảm còn bao nhiêu?
khong chi bao cao lao ve thiet hai do bao Khai vống thiệt hại do bão số 10 tại Thanh Hóa
khong chi bao cao lao ve thiet hai do bao
Sóng biển đánh sạt bờ biển Sầm Sơn trong cơn bão số 10. Ảnh: X.H

Tỉnh Thanh Hóa báo cáo thiệt hại bão số 10 nhanh như cơn bão, gió chưa tan, số liệu thiệt hại đã có trên bàn, người ta lấy con số từ sự tưởng tượng, từ nhẩm tính và toan tính.

Vì không có căn cứ tính thiệt hại, nên con số cứ nhảy múa từ 897 tỉ đồng, rồi 937 tỉ đồng, khi bị phản biện tại sao lại thiệt hại nhiều như vậy, lại tụt xuống 640 tỉ đồng (riêng huyện Hậu Lộc). Không phải chỉ riêng Thanh Hóa và không phải lần đầu, nhiều địa phương khác cũng có những báo cáo tương tự mỗi khi có thiên tai xảy ra.

Những báo cáo này sẽ không còn được tin cậy để sử dụng cho bất cứ mục đích gì, trong đó có mục đích cứu trợ, hỗ trợ ngân sách sau thiên tai. “Một lần thất tín vạn lần thất tin”, một lần nói không đúng sự thật thì lần sau nói chẳng ai nghe, một cá nhân, một tổ chức đều như vậy.

Điều đáng lo ngại là có quá nhiều báo cáo tương tự như vậy, không chỉ là con số thiệt hại sau bão, mà nhiều con số khác khiến người dân hoài nghi về sự trung thực của người viết báo cáo. Ví dụ như năm 2016, cả nước có 1,1 triệu người kê khai tài sản, nhưng chỉ có 3 trường hợp không trung thực.

Chưa kể có những con số báo cáo chính xác, nhưng thực chất là chuyện khác. Ví dụ như cả nước có 24.300 tiến sĩ, 101.000 thạc sĩ. Nhưng có mấy ai tin được tất cả đều là tiến sĩ, thạc sĩ, bởi vì người ta mua bằng từ trong nước ra nước ngoài. Có không ít người có bằng tiến sĩ tại Mỹ, Philippines nhưng nói tiếng Anh không được.

Nhiều trường học báo cáo gần 100 học sinh đạt loại giỏi, tiên tiến, nhưng về sau thì mới phát hiện không ít học sinh “ngồi nhầm lớp”, lên lớp 5 nhưng không đọc và viết được.

Cộng đồng xã hội không còn tin vào những con số hoành tráng như thế này nữa, cho nên những học hàm, học vị ghi trong lý lịch của nhiều quan chức không có giá trị gì, có khi tác dụng ngược. Những thành tích nổi bật của ngành này, đơn vị khác chưa chắc thuyết phục được ai.

Từ những con số báo cáo không trung thực, điều gợi lên suy nghĩ, có lẽ cái mà chúng ta đang thiếu nhất không phải là cơm ăn áo mặc như trước đây, mà là thiếu sự trung thực, thiếu một cách trầm trọng.

Hãy tập lại thói quen nói thật, làm thật. Chỉ có cách này mới thúc đẩy được sự tiến bộ.

https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/khong-chi-bao-cao-lao-ve-thiet-hai-do-bao-566457.ldo

Ngày đăng: 16:51 | 25/09/2017

/ Báo Lao động