Bảo vệ được chủ quyền, quyền chủ quyền trước một thế lực mạnh đòi hỏi phải bản lĩnh, trí tuệ…
Việt Nam chính nghĩa và hành động đúng Luật…
Tuần qua, dư luận đã xôn xao, bất bình vụ việc nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc đã có hành vi vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía Nam biển Đông mà cụ thể là tại bãi Tư Chính của Việt Nam.
Việt Nam đã khẳng định: “Khu vực các nhà giàn DK1 trên các bãi cạn Phúc Tần, Phúc Nguyên, Tư Chính, Quế Đường, Vũng Mây, Huyền Trân nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, không thuộc quần đảo Trường Sa, hoàn toàn thuộc quyền chủ quyền của Việt Nam, không có tranh chấp với bất kỳ quốc gia nào”.
Cơ sở pháp lý để chúng ta khẳng định là tuân thủ theo Luật biển quốc tế năm 1982 (UNCLOS) đã ký kết, thì các vùng nói trên đều nằm trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam vì nó cách Đường cơ sở của Việt Nam chưa đến 200 hải lý.
Khôn khéo và kiên quyết…
Thực tế, tại các khu vực nói trên luôn bị Trung Quốc nhòm ngó gần 3 thập kỷ nay. Lúc đó việc ngăn chăn và bảo vệ được giao cho lực lượng Hải quân Việt Nam. Tất nhiên, kết quả đến nay thì… chẳng nói cũng biết, chúng ta không chỉ bảo vệ tốt mà công tác xây dựng cũng phát triển mạnh.
Chúng ta xây dựng Luật biển Việt Nam và lực lượng Cảnh sát biển chuyên trách để thực thi Luật pháp Việt Nam trên biển trên cơ sở UNCLOS. Việc thực thi pháp luật Việt Nam trên biển là chức năng, nhiệm vụ thường xuyên của CSB Việt Nam.
Luật biển Việt Nam và Cảnh sát biển Việt Nam là ý chí chính trị của Việt Nam trong việc bảo vệ, thực thi chủ quyền, quyền chủ quyền của Việt Nam trên biển dựa trên sức mạnh của toàn dân tộc và sức mạnh của lực lượng vũ trang mà Hải quân, không quân là nòng cốt.
Chủ quyền và quyền chủ quyền chính đáng của Việt Nam trên Biển Đông là bất khả xâm phạm. Việt Nam kiên quyết và sẵn sàng hy sinh tất cả để bảo vệ điều thiêng liêng đó khi cần thiết. Đó là nguyên tắc “bất di bất dịch”.
Tại những khu vực có tranh chấp, Việt Nam thực hiện giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình theo nguyên tắc “Dĩ bất biến, ứng vạn biến”.
Thực tế mấy ngày qua, trên biển Đông, CSB Việt Nam đã và đang thực thi pháp luật của Việt Nam theo đúng luật pháp quốc tế và nguyên tắc này.
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng đã nói rõ, trong những ngày qua, nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc đã có hành vi vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía Nam Biển Đông.
"Đây là vùng biển hoàn toàn của Việt Nam, được xác định theo đúng các quy định của Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 mà Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên".
Chúc người lính biển của chúng ta bản lĩnh trí tuệ, khôn khéo nhưng kiên quyết, kiên quyết nhưng khôn khéo để bảo vệ chủ quyền nhưng giữ vững hòa bình. Đằng sau các Anh đã có một điểm tựa vững chắc là đất liền, là dân tộc Việt Nam yêu hòa bình nhưng không sợ bất cứ khó khăn trở ngại nào.
Theo chuyên gia, đối chiếu với tất cả các quy định luật pháp quốc tế, hành vi của tàu Trung Quốc là xâm phạm vùng ... |
'Hành động của Trung Quốc tại Biển Đông là không thể chấp nhận được' Giới quan sát khẳng định hành động của Trung Quốc là không thể chấp nhận được và cảnh báo các nước có thể mất quyền ... |
Ngày đăng: 15:49 | 22/07/2019
/ baodatviet.vn