Cũng có một số trường hợp các bác sĩ khám bệnh cho cán bộ cấp cao xong không nói sự thật vì bị mua chuộc.

Tuyệt đối trung thành và giữ bí mật

Mới đây Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành Quy định số 121 về công tác bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cán bộ cấp cao thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý (viết tắt Quy định 121).

Từng là Chủ tịch Hội đồng chuyên môn của Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ T.Ư và nay vẫn đang là cố vấn, GS.TS Phạm Gia Khải nhận định so với quy định trước đây, Quy định 121 có 2 điểm mới là "thực phẩm chức năng" và "thầy thuốc đã đến tuổi nghỉ hưu vẫn có thể làm theo hợp đồng để tham gia theo dõi sức khỏe, phục vụ cán bộ cấp cao”.

"Thứ nhất, thực phẩm chức năng không phải là thuốc, nhưng có tác dụng bổ trợ cho các cơ quan của cơ thể nên cần đến và Quy định 121 để cập nhật.

Thứ hai, việc bác sĩ đến tuổi nghỉ hưu nhưng cán bộ cao cấp vẫn cần đến, đó là chuyện bình thường, bởi hai bên đã biết rõ về nhau nên thuận lợi cho công việc.

Trong thực tế, khi chưa có chỉ thị đã có một số trường hợp ở lại thêm, như trường hợp bác sĩ Phúc, phục vụ nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười; bác sĩ Thắng, phục vụ nguyên Bí thư Thành ủy TP. Hà Nội - Phạm Quang Nghị.

kham benh lanh dao cap cao bac si cung bi mua chuoc

Kiểm tra sức khỏe toàn diện trước khi bổ nhiệm cán bộ cấp cao. Ảnh minh họa

Có bác sĩ vẫn còn phải kiêm nhiệm vừa phục vụ một lãnh đạo vừa phụ trách về đào tạo của Ban Bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cán bộ T.Ư, như trường hợp bác sĩ Cường.

Ở vào trường hợp này cơ quan chức năng sẽ ký hợp đồng làm việc tiếp với bác sĩ đó, thời gian tùy, có thể dài, có thể ngắn”, GS Khải cho biết.

Còn với các điều kiện cơ bản để bác sĩ được vào Ban làm việc, phải tuyệt đối trung thành, giữ bí mật về hồ sơ sức khỏe lãnh đạo.

Đau đầu sắp xếp lịch vì cán bộ không đến khám

Riêng về việc quy định nêu rõ tần số khám bệnh của từng cấp bậc lãnh đạo, theo GS Phạm Khải, việc thăm khám 1 tháng 2 lần hay 3 lần tùy vào từng đối tượng, trường hợp.

Thực tế, có cán bộ khám 1 ngày/ 1 lần, vì đang có bệnh, nhưng cũng có cán bộ đương chức cả năm không thăm khám, duy nhất có trường hợp muốn ứng cử thì thăm khám đúng thời điểm.

Chính vì thế, việc khám chữa bệnh của Ban rất hay gặp khó khăn, nhất là sắp xếp lịch khi các lãnh đạo lịch công tác thay đổi thường xuyên.

"Nhiều khi có lệnh khám nhưng cán bộ đang công tác nước ngoài nên lại hoãn, nói chung thì cán bộ vẫn khám, vì không có giấy chứng nhận khám bệnh thì không được ứng cử.

Nhưng ngược lại, chúng tôi luôn rơi vào tình trạng khó khăn, có lúc không ai đến có lúc rất nhiều người đến", ông Khải cho biết thêm.

Tự ý điều trị, xin dùng thuốc nam

Ở góc độ khác, theo Quy định 121, cán bộ cấp cao có bệnh lý cần điều trị, phải tuân thủ các quy định chuyên môn và hướng dẫn của bệnh viện và Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cán bộ T.Ư.

Thế nhưng, theo GS Khải, việc này trước đây cũng từng có ngoại lệ. Có trường hợp tự túc sang Singapore điều trị suy thận do Đái tháo đường, như một đồng chí nguyên là cán bộ phụ trách T.Ư Hội Nông dân Việt Nam.

Hay có trường hợp điều trị trong nước nhưng mời chuyên gia nước ngoài đến chữa bệnh hoặc cũng có nhiều cán bộ xin sử dụng thuốc nam để chữa bệnh.

"Riêng về yêu cầu cán bộ ăn uống khoa học nói chung cũng chỉ là cảnh báo, chứ không kiểm soát được hết, đó là nhu cầu và ý thức từng cá nhân.

Và việc khó nhất của chúng tôi là cán bộ không chịu khám vì sợ không lên được chức.

Tôi cũng hy vọng với các quy định mới việc khám chữa bệnh cho cán bộ cấp cao sẽ được thực hiện tốt hơn. Nhưng ngay cả bác sĩ tiếp cận với lãnh đạo cấp cao cũng là con người, cũng yếu lòng, nên giấu giếm bệnh tật cho cán bộ.

Tôi đã từng khám bệnh cho lãnh đạo Hà Nội, có bác sĩ báo cáo huyết áp của vị cán bộ tốt 130/70, tôi đo lại là 170/70, tức là bác sĩ đã bị mua. Bởi nếu không bệnh huyết áp cao trong hồ sơ thì sẽ được thêm một nhiệm kỳ nữa, còn nếu bị bệnh thì nghỉ", ông Khải nói thêm.

kham benh lanh dao cap cao bac si cung bi mua chuoc Chuyện bếp núc sau mỗi bản tin thời tiết của những người “khám bệnh cho trời”

Để có được những dòng tin dự báo thời tiết phục vụ người dân là cả quá trình làm việc “cân não”, có đánh đổi, ...

kham benh lanh dao cap cao bac si cung bi mua chuoc Bác sĩ có quyền được bảo đảm an toàn khi khám, chữa bệnh

Quyền và nghĩa vụ của người hành nghề khi khám, chữa bệnh đã được bộ Y tế đề xuất rõ tại dự thảo Luật khám ...

Ngày đăng: 09:36 | 05/03/2018

/ Theo Đất Việt