Hàng loạt khách sạn cao cấp tại Hà Nội công suất phòng thấp chưa từng thấy, giá giảm thảm hại do không có khách quốc tế, có nơi 93% số phòng là tối đèn.

Báo cáo mới nhất của Sở Du lịch Hà Nội cho thấy, ngoài tác động tiêu cực của dịch COVID-19, ngày Quốc khánh 2/9 năm nay chỉ được nghỉ 1 ngày nên lượng khách du lịch đến Hà Nội không nhiều. Các cơ sở lưu trú du lịch vắng khách, mặc dù giá dịch vụ đã giảm tới 40-60%.

Trong đó, công suất bình quân sử dụng buồng phòng khá thấp, ước tính khối khách sạn 1-5 sao chỉ đạt 10,6%, giảm 53,4% so với cùng kỳ năm 2019.

Khách sạn hạng sang Hà Nội ế ẩm chưa từng có, giảm giá thảm hại vẫn tối đèn - 1
Khách sạn Metropole công suất phòng chỉ đạt 25%.

Cụ thể, khách sạn Lotte đạt 30%, khách sạn Metropole 25%, Crown Plaza Hà Nội 18%... hay khách sạn Deawoo chỉ đạt 7% công suất phòng, tức 93% số phòng còn lại tối đèn.

Giá phòng cũng được điều chỉnh giảm mạnh. Khách sạn sang trọng Metropole Hà Nội có tuổi đời hơn trăm năm, một biểu tượng kiến trúc tại Hà Nội ngay sát hồ Gươm giảm giá chỉ còn 1,16 triệu đồng/ngày (giảm khoảng 80%) bao gồm phòng ngủ thuộc khu vực Opera Wing, sử dụng hồ bơi, phòng gym và một số đồ uống không cồn tại bar... nhưng vẫn vắng khách.

Tương tự, khách sạn Pan Pacific giá phòng ưu đãi giảm hơn 40%, còn 1,9 triệu đồng/đêm phòng Deluxe, tặng 500.000 đồng cho dịch vụ ẩm thực, ưu đãi 30% ăn uống tại nhà hàng và bar; InterContinental Hanoi Landmark 72 giá 4 triệu đồng/đêm với nhiều ưu đãi khác.

Tổng hợp báo cáo của UBND các quận, huyện, thị xã ở Hà Nội cho thấy tính đến ngày 31/8, Hà Nội có khoảng 950 cơ sở lưu trú tạm dừng hoạt động với khoảng 16.000 lao động tạm thời không có việc làm.

Phân khúc khách sạn cao cấp 3-5 sao và có tiếng trên địa bàn như khách sạn Hilton Hanoi Opera, khách sạn Melia, khách sạn Authentic Hanoi, khách sạn Thắng Lợi…rơi vào khủng hoảng trầm trọng bởi các khách sạn này chủ yếu phục vụ khách quốc tế.

Theo Tổng cục Thống kê, doanh thu du lịch lữ hành 8 tháng của cả nước ước tính đạt 13,1 nghìn tỷ đồng, giảm 54,4% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2019 tăng 10%). Lượng khách quốc tế đến Việt Nam chỉ đạt gần 3,8 triệu lượt người, giảm 66,6% so với cùng kỳ năm trước.

Một số địa phương có doanh thu du lịch lữ hành 8 tháng giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước: Khánh Hòa giảm 76,6%; TP.HCM giảm 72%; Bà Rịa - Vũng Tàu giảm 67,2%; Quảng Nam giảm 66,5%; Kiên Giang giảm 64,7%; Đà Nẵng giảm 63,6%; Hà Nội giảm 42,2%...

Lo ngại dịch COVID-19, một số khách sạn ở các đảo du lịch dừng hoạt động Lo ngại dịch COVID-19, một số khách sạn ở các đảo du lịch dừng hoạt động

Trong khi lượng khách đổ về Quảng Ninh vẫn khá đông, nhưng một số khách sạn ở các đảo du lịch của Quảng Ninh đã ...

Hàng loạt khách sạn tại Đà Nẵng rao bán vì “kiệt sức” Hàng loạt khách sạn tại Đà Nẵng rao bán vì “kiệt sức”

Trên các trang website rao bán nhà đất, mỗi ngày có hàng trăm thông tin của các cơ sở khách sạn, homestay tại Đà Nẵng ...

Ngày đăng: 07:41 | 04/09/2020

/ vtc.vn