Không phải đến Hội nghị Trung ương 4 vừa rồi, việc kê khai tài sản của cán bộ, đảng viên mới được đặt ra, mà đã có từ rất lâu rồi. Nhưng đúng là kê khai cho gọi là có… kê khai? Bởi vì chẳng có cấp ủy nào bắt phải giải trình từ nguồn nào?...

Năm 2000, Tại Hội nghị Trung ương 6 lần II – mà chủ đề cũng là xây dựng và chỉnh đốn Đảng, việc kê khai tài sản của đảng viên đã được thực hiện. Người viết bài này cũng đã từng phải kê khai tài sản trong phần kiểm điểm đảng viên cuối năm.

Đúng là kê khai cho gọi là có… kê khai? Bởi vì chẳng có cấp ủy nào bắt phải giải trình: Tiền đâu ra mua ôtô? Nguồn nào? Cái gì chứng minh? Tiền đâu ra xây nhà?

ke khai tai san cua can bo cong chuc rat kho kha thi

Một khi đặt ra những quy định mà không có chế tài bắt buộc kèm theo thì đó chỉ là những nghị quyết suông, chẳng có chút giá trị thực tiễn nào? Chính vì thế mà việc kê khai tài sản đảng viên rất khó thực hiện được ở Việt Nam, bởi hai lẽ:

Thứ nhất, đó là nền tài chính của ta sử dụng tiền mặt quá nhiều. Việc kiểm soát nguồn tiền qua ngân hàng gần như là không thể thực hiện được. Nhưng lý do này hoàn toàn có thể sửa chữa được nếu như có những biện pháp kiên quyết của Chính phủ.

Thứ hai, đó là người Việt Nam có đặc tính Duy tình nhất trên thế giới. Mỗi vùng dân cư trên thế giới đều mang những đặc tính khác nhau.

Dân Bắc Á nổi tiếng là Duy ý chí.

Dân châu Âu có "máu" Duy lý.

Người Trung Đông "khét tiếng" là Duy tâm, đa số nhất nhất nghe lời thánh Ala

Còn người Việt ta Duy tình.

”Trăm cái lý không bằng một tý cái tình”? “Giọt máu đào hơn ao nước lã?”.

Chính cái đặc tính Duy tình này mà rất khó có thể kiểm soát được thu nhập của cán bộ, công chức.

Có một thực tế mà ai cũng biết, đó là rất nhiều quan chức, khi đang đương chức đương quyền thì nếu kê khai tài sản, chắc chắn chẳng ai khai có trang trại, có biệt thự nơi này nơi khác? Chẳng ai khai là có xe ôtô xịn. Và càng chẳng có ai khai rằng tôi có bao nhiêu tỉ gửi ngân hàng, bao nhiêu triệu cổ phiếu. Và không ít quan chức đã đóng vai “liêm khiết” rất giỏi. Nhưng khi họ rời vũ đài, thì lúc ấy mới biết “sao ông ấy giàu thế”? Và nếu có ai thắc mắc, họ sẽ nói là bạn bè cho, hoặc con cái mua tặng, hoặc… vân vân và vân vân.

Cho nên kê khai tài sản nếu như không có chế tài bắt buộc phải giải trình, hoặc truy tận gốc số tài sản đó thì cũng chỉ là… khai cho vui mà thôi?

Ngày đăng: 20:07 | 18/08/2017

/ Nguyễn Như Phong/Năng lượng Mới