Thông báo của Tổng thống Mỹ đơn phương nhìn nhận Jerusalem là thủ đô của Israel bị khắp thế giới, trừ Israel, xem là hành động không đúng lúc, không đúng việc có thể làm ngòi nổ Trung Đông bùng nổ.
Người Palestine ném đá về phía lực lượng an ninh Palestine. Ảnh: AFP/Getty Images
Trái lại, Tổng thống Donald Trump cho biết ông muốn "xóa bài" làm lại để mang lại hoà bình cho Palestine với sự trợ giúp của Israel và Saudi Arabia.
Hầu hết các thủ đô quốc tế, từ Liên minh Châu Âu cho đến Liên Hợp Quốc đều lo ngại phản ứng mạnh từ cộng đồng Hồi giáo và người Palestine sẽ làm cho Trung Đông chìm trong bão lửa, như cảnh báo của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ.
Câu hỏi đặt ra và vì những lý do nào Washington lại lấy một quyết định đầy rủi ro như thế?
Từ khi Quốc hội Mỹ thông qua đạo luật nhìn nhận Jerusalem là thủ đô của Israel vào năm 1995, ba đời Tổng thống Mỹ từ Bill Clinton, George W Bush đến Barack Obama, sáu tháng một lần, tìm cách trì hoãn.
Điểm xứng đáng của tổng thống 45 của Mỹ ở chỗ, ông không phải là người đầu tiên nương vào quy chế của Jerusalem để tranh cử nhưng là người đầu tiên dám thực hiện lời hứa.
Kế hoạch của ông Donald Trump được ông mô tả là "tên lửa hai tầng". Tầng thứ nhất, theo giải thích của Tổng thống Mỹ, phải nhìn nhận thực tế Jerusalem không chỉ là thủ đô của Israel mà còn là thủ đô của một nền dân chủ lớn trên thế giới.
Khi lý giải như thế, Tổng thống Mỹ phác họa tầng thứ hai: Xây dựng một hiệp định hòa bình mới, do Mỹ bảo trợ, thay thế thỏa thuận Oslo bế tắc từ hơn phần tư thế kỷ. Lập luận của Tổng thống Donald Trump là ông muốn làm sáng tỏ vấn đề để xóa bỏ những rào cản tạo điều kiện đem lại hoà bình.
Theo hai quan chức Mỹ được Reuteurs trích dẫn, Tổng thống Donald Trump hứa với Tổng thống Palestine Mamoud Abbas một dự án "làm hài lòng Palestine". Cụ thể ra sao thì Tổng thống Mỹ không nói rõ: Đánh đổi Đông Jerusalem với nhà nước Palestine được Israel công nhận? Người tị nạn Palestine được hồi hương mà cho đến nay Israel kiên quyết khước từ?
Điều chắc chắn là trong kế hoạch này, Mỹ huy động cả Saudi Arabia và Israel, hai nước, vì có kẻ thù chung là Iran, sẽ hợp tác giúp Palestine.
Giới phân tích không đồng ý như vậy và đưa ra các cách diễn giải. Trước hết là vì nhu cầu chính trị nội bộ. Truyền thông Mỹ cho là ông Donald Trump muốn thu hút lá phiếu cộng đồng Do Thái và cộng đồng Tin lành Phúc âm mà trong kỳ bầu cử vừa qua có đến 80% cử tri dồn phiếu cho ông. Đối với hai cộng đồng tôn giáo này, không thể để cho thánh địa Jerusalem, một lần nữa lọt vào tay người Arab.
Không phải ngẫu nhiên mà Tổng thống Mỹ chọn thời điểm này để tung "quả bom Jerusalem", bởi đây là thời điểm nước Mỹ chuẩn bị bầu lại Quốc hội năm 2018.
Thứ nữa là để đánh lạc hướng công luận trong bối cảnh vòng vây tư pháp, điều tra vụ thông đồng với Nga, khép chặt dần.
Theo Mediapart, tên lửa hai tầng của Tổng thống Donald Trump có nguy cơ nổ ngay tầng thứ nhất. Không những người Arab mà cả thế giới cho đến Đức Giáo hoàng đều phản đối.
Theo một thăm dò ý kiến được RFI trích dẫn, 56% người dân Israel cũng xem quyết định chuyển sứ quán Mỹ về Jerusalem là không đúng lúc.
Cuộc nổi dậy đầu tiên của người Palestine chống Israel 30 năm trước Ngày 9/12 đánh dấu 30 năm cuộc nổi dậy đầu tiên của người Palestine chống lại Israel nổ ra, khiến tình trạng hỗn loạn kéo ... |
Hàng trăm người Hồi giáo đổ về Nhà Trắng phản đối Trump Bất bình trước quyết định của tổng thống Mỹ công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel, hàng trăm người Hồi giáo ngày 8/12 tập ... |
Ngày đăng: 15:30 | 10/12/2017
/ Lao động