Theo giới chuyên gia quân sự, tên lửa mới mang biệt danh ‘Iskander Triều Tiên’ là nguy cơ lớn đối với quân đội Mỹ ở Hàn Quốc.
Tên lửa Triều Tiên rất giống Iskander của Nga
Theo bài viết của Andrei Olfert trên Sputnik-Nga, ông Kim Jong-un lại một lần nữa làm ngạc nhiên tất cả mọi người với những vũ khí mà Bình Nhưỡng đã âm thầm phát triển.
Loại "Vũ khí chiến thuật có điều khiển mới", được đưa ra thử nghiệm trong hai tuần rưỡi trước với sự tham dự của ông Kim Jong-un và những hình ảnh phóng tên lửa vào ngày 04/5, được Thông tấn xã Triều Tiên công bố hôm 06/5, đã vượt quá suy nghĩ của không chỉ của những người bảo thủ trong Bộ Quốc phòng Hàn Quốc, mà còn cả một số chuyên gia.
Với vụ thử mới nhất này, giới chuyên gia đã đánh giá rất cao tiềm năng của nền công nghiệp quốc phòng Triều Tiên. Hiện nay, không ai còn nghi ngờ gì nữa, Bình Nhưỡng đã sẵn sàng trả đũa lại Hoa Kỳ không chỉ bằng những tên lửa đạn đạo chiến lược (ICBM).
Nếu tính đến việc buổi phóng tên lửa ngày 04/5 được gọi là để kiểm tra "sự chính xác của nhiệm vụ khai hỏa và khả năng chiến đấu của vũ khí trang bị trong đơn vị phòng thủ ở tiền tuyến và phía Đông mặt trận", thì rõ ràng đây không phải một bài thử nghiệm, mà là cuộc tập trận hoàn chỉnh.
Tuy nhiên, nếu "Vũ khí phản lực cỡ nòng lớn tầm xa" được như người ta chờ đợi chính là các tổ hợp pháo phản lực 300mm và 240mm, thì "Vũ khí chiến thuật có điều khiển" được Bình Nhưỡng giải thích là “Iskander Triều Tiên”. Đó là loại tên lửa đạn đạo đất đối đất tầm ngắn, giống như hệ thống tên lửa chiến thuật-chiến dịch 9K720 Iskander nổi tiếng của Nga (theo phân loại NATO là SS-26 Stone).
Loại tên lửa này đã được Triều Tiên giới thiệu lần đầu tiên trong cuộc duyệt binh vào tháng 8/2018, nhân dịp kỷ niệm 70 năm thành lập quân đội và có lẽ là cũng chính nó xuất hiện trong cuộc thử nghiệm "Vũ khí chiến thuật có điều khiển loại mới".
Theo ông Kim Dong-yup - chuyên gia quân sự, giáo sư Viện các vấn đề Viễn Đông, trường Đại học Kennam, vào thời điểm đó, Bình Nhưỡng đã tiến hành cuộc phóng thử nghiệm, còn bây giờ là vũ khí thật sự, sẽ được đưa vào trang bị và sản xuất hàng loạt.
Do đó, Bình Nhưỡng đã cho thấy khả năng họ có thể tấn công vào bất kỳ điểm nào trên bán đảo Triều Tiên, và đặc biệt là vào các địa điểm đóng quân của quân đội Mỹ ở Yongsan, Osan, Pyongthek, Seoul và Busan của Hàn Quốc" - vị chuyên gia Hàn Quốc kết luận.
Triều Tiên đủ khả năng tấn công nhanh các căn cứ Mỹ ở Hàn Quốc
Mặc dù thực tế tầm bắn của tên lửa, theo đánh giá của Tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc là không vượt quá 200 km, thì việc Triều Tiên phóng tên lửa công nghệ đạn đạo cũng đã là hành động vi phạm lệnh trừng phạt của Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc.
Điều này có thể dẫn đến việc mở rộng các chế tài và xác nhận những cáo buộc Bình Nhưỡng vi phạm lời hứa của mình dừng lại các vụ thử hạt nhân và tên lửa đạn đạo tầm trung và tầm xa.
Bình Nhưỡng có khả năng sẽ giải thích đây là một vũ khí chiến thuật tầm ngắn. Nhưng nếu đánh giá đặc tính và khả năng của tên lửa loại tên lửa này, dựa vào tính năng hệ thống 9K720 Iskander của Nga, thì phạm vi hoạt động của nó có thể thay đổi từ 50-60 km cho đến 500km, tức là bao trùm toàn bộ lãnh thổ bán đảo Triều Tiên.
Điều không kém phần nguy hiểm là loại tên lửa đạn đạo này sử dụng nhiên liệu rắn, có thể bay ở các quỹ đạo khác nhau và được điều khiển bằng cách thay đổi góc tấn công vào giai đoạn cuối cùng.
Điều này có thể vô hiệu hóa hệ thống phòng không/phòng thủ tên lửa THAAD và các hệ thống khác của Mỹ. Đó là lý do tại sao Bình Nhưỡng gọi đó là "Vũ khí chiến thuật có điều khiển".
Ngoài ra, từ kích thước của tên lửa trên những hình ảnh công bố, giới chuyên gia nhận định rằng, trọng lượng của các đầu đạn có thể nặng hơn 500kg, nghĩa là tên lửa này có thể sử dụng đầu đạn hạt nhân.
Vì vậy, những cụm từ mơ hồ mà Bình Nhưỡng đã sử dụng trong công bố trong bài kiểm tra cuối cùng của "Vũ khí chiến thuật có điều khiển loại mới", như: "Những cách thức khai hỏa khác nhau vào các loại mục tiêu khác nhau", "một đầu đạn mạnh mẽ và cách đặc biệt điều khiển hành trình bay"…, bây giờ đã trở nên hết sức rõ ràng.
Với tốc độ cực cao của tên lửa đạn đạo cùng với khả năng điều chính quỹ đạo bay linh hoạt, cùng với khả năng chưa rõ ràng về việc có thể mang đầu đạn hạt nhân, loại tên lửa mới của Triều Tiên có thể tấn công các mục tiêu ở các nước xung quanh trong vòng vài phút, đó chính là một cơn ác mộng đối với Mỹ và các đồng minh của mình.
Dải Gaza: 600 tên lửa “đổi” 27 mạng người
Cuộc xung đột giữa Israel và phong trào Hamas (Palestine) leo thang vào tối 5-5 khiến hai bên đều ghi nhận thương vong lớn về ... |
Triều Tiên thử tên lửa - lời cảnh báo đòi Mỹ khởi động lại đàm phán
Các chuyên gia nhận định lần thử vũ khí vừa qua là lời cảnh báo cho Washington rằng Bình Nhưỡng sắp hết kiên nhẫn với ... |
Ngày đăng: 09:29 | 07/05/2019
/ http://baodatviet.vn