Việc Iran phóng tên lửa vũ trụ có thể mang nhiều khối hàng hóa khiến Mỹ hết sức quan ngại và nỗ lực tìm mọi cách để quay lại JCPOA.

Truyền thông Mỹ mới đây dẫn nguồn từ đại diện Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, chính quyền Washington bày tỏ sự lo ngại về việc Iran phóng tên lửa đẩy lên quỹ đạo, vì điều này có thể góp phần vào việc phát triển chương trình tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) của chính quyền Tehran.

Được biết, ông Seyed Ahmad Hosseini, phát ngôn viên chính thức của Cục Phát triển Không gian thuộc Bộ Quốc phòng Iran, đã cho biết rằng, vào hôm 30/12/2021, lần đầu tiên tên lửa đẩy vũ trụ Simurg của Iran đã cùng lúc đưa ba khối hàng hóa nghiên cứu lên quỹ đạo.

Vị quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, Nhà Trắng và Lầu Năm Góc vẫn lo ngại về việc Iran phát triển các phương tiện phóng vũ trụ, điều này làm dấy lên những lo ngại nghiêm trọng về vấn đề phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt.

Iran phóng tên lửa vũ trụ: Bí mật khiến Mỹ đứng ngồi không yên ảnh 1
Iran đã nhiều lần phóng thành công tên lửa đẩy vũ trụ có công nghệ tương tự ICBM

Theo ông, việc phóng tên lửa đẩy vũ trụ được thực hiện bằng cách sử dụng các công nghệ giống hệt và có thể thay thế cho các công nghệ dùng để phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa. Điều này đã được minh chứng qua quá trình phát triển thành công của tên lửa đẩy và tên lửa đạn đạo Triều Tiên.

Cả 2 loại tên lửa dân dụng và quân sự này đều có 3 tầng đẩy với cơ chế tách tầng giống nhau; việc mang nhiều vệ tinh trên cùng một tên lửa đẩy và thả chúng tới những địa điểm khác nhau lên quỹ đạo cũng tương tự việc ICBM mang đầu đạn mẹ, phóng ra nhiều đầu đạn hạt nhân con phân hướng với cơ chế dẫn đường độc lập, tấn công nhiều địa điểm khác nhau trên trái đất.

Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Mỹ cũng lưu ý rằng, các vụ phóng tên lửa vào vũ trụ của Iran mâu thuẫn với Nghị quyết 2231 của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (nghị quyết phê chuẩn “Kế hoạch Hành động chung Toàn diện” - JCPOA), trong đó kêu gọi Tehran không phát triển tên lửa đạn đạo có khả năng mang đầu đạn hạt nhân.

Theo quan chức Mỹ, quyết định của chính quyền Donald Trump trước đây rút khỏi JCPOA (còn được gọi là “Thỏa thuận hạt nhân Iran 2015” - IND), đã giải phóng Tehran khỏi các hạn chế do thỏa thuận áp đặt và làm gia tăng lo ngại của các nhà chức trách về chính sách của Iran, bao gồm cả chương trình nguy hiểm của nước này về tên lửa đạn đạo và vũ khí hạt nhân.

Ông khẳng định rằng, đó chính là lý do tại sao chính quyền của ông Joe Biden hiện nay đang nỗ lực đàm phán trở lại JCPOA, phấn đấu để hai bên cùng nhau tuân thủ đầy đủ các điều khoản của thỏa thuận.

Rào cản tiến trình đàm phán thỏa thuận hạt nhân Iran Rào cản tiến trình đàm phán thỏa thuận hạt nhân Iran

Cuộc họp của Ủy ban Hỗn hợp về Kế hoạch Hành động Toàn diện (JCPOA) giữa Iran và P4+1 đã diễn tại Thủ đô Vienna, ...

Mỹ bất ngờ tuyên bố sẵn sàng dỡ bỏ trừng phạt Iran Mỹ bất ngờ tuyên bố sẵn sàng dỡ bỏ trừng phạt Iran

Mỹ xác nhận nước này sẵn sàng dỡ bỏ các lệnh trừng phạt nhằm vào Iran không phù hợp với thoả thuận 2015, còn gọi ...

Ngày đăng: 08:45 | 02/01/2022

/ anninhthudo.vn