Indonesia tỏ ra "lạnh nhạt" trước sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế trong bối cảnh việc tìm kiếm thi thể nạn nhân sau thảm họa sắp kết thúc.

indonesia keu goi nhan vien cuu tro nuoc ngoai roi vung tham hoa

Các nhân viên cứu hộ và một sĩ quan đưa thi thể nạn nhân ra khỏi đống đổ nát ở thành phố Palu, Indonesia. Ảnh: Reuters.

Chính quyền Indonesia hôm nay đã yêu cầu các nhân viên cứu trợ nước ngoài độc lập rời khỏi vùng bị động đất, sóng thần tàn phá trên đảo Sulawesi, đồng thời cho biết các tổ chức phi chính phủ (NGO) nước ngoài có nhân viên hoạt động trong khu vực thảm họa nên rút người về "ngay lập tức", theo Reuters.

Indonesia thường miễn cưỡng dựa vào sự giúp đỡ từ bên ngoài khi đối phó với các thảm họa. Chính phủ nước này từng từ chối viện trợ quốc tế khi các trận động đất hồi cuối tháng 7 và đầu tháng 8 tàn phá đảo Lombok.

Tuy nhiên, lần này họ đã nhận viện trợ nước ngoài do hậu quả của thảm họa kép hôm 28/9 quá lớn. Trận động đất mạnh 7,5 độ và sóng thần cao 6 mét đã khiến ít nhất 2.010 người thiệt mạng, hơn 10.000 người bị thương và khoảng 70.000 người mất nhà cửa, trong khi số người mất tích được dự đoán lên tới 5.000 người.

Dù vậy, một số tổ chức quốc tế cho biết họ gặp nhiều khó khăn trong việc xin giấy phép để đưa các nhân viên và trang thiết bị tới Indonesia, trong khi các quy định tại đây còn mơ hồ.

Hoạt động của nhân viên cứu trợ nước ngoài tại quốc gia Đông Nam Á từ lâu đã bị hạn chế, chẳng hạn như không được phép "trực tiếp tới hiện trường" mà phải tiến hành tất cả hoạt động "với sự hợp tác cùng địa phương". Cơ quan thiên tai quốc gia Indonesia cũng đặt ra quy tắc "không được thực hiện bất cứ hoạt động nào tại những vùng bị ảnh hưởng" đối với người nước ngoài làm việc cho các NGO.

Sau khi thảm họa kép tàn phá thành phố Palu và thị trấn Donggala, tỉnh Trung Sulawesi, chính phủ Indonesia đã chi 37 triệu USD để cứu trợ, đồng thời cho biết có khoảng 20 quốc gia đề nghị giúp đỡ. Tuy nhiên, Liên Hợp Quốc chỉ trích Jakarta vì hoạt động cứu trợ tiến triển chậm chạp, trong khi người dân ngày càng tuyệt vọng.

Các chuyên gia cho rằng chính phủ Indonesia tỏ ra cảnh giác với viện trợ nước ngoài bởi họ có thể đối mặt với chỉ trích từ các đối thủ chính trị. Indonesia là đất nước luôn tự hào về lịch sử chống lại sự cai trị của thực dân, dẫn đến việc nhận viện trợ có thể khiến những người theo chủ nghĩa dân tộc tức giận.

Ánh Ngọc

indonesia keu goi nhan vien cuu tro nuoc ngoai roi vung tham hoa Vietjet khẩn trương hoạt động cứu trợ nạn nhân động đất - sóng thần Indonesia ngay trong đêm

Các hoạt động phối hợp, mang hàng hóa cứu trợ, chung tay hướng về các nạn nhân động đất - sóng thần tại Palu và ...

indonesia keu goi nhan vien cuu tro nuoc ngoai roi vung tham hoa Hơn 1.400 người chết, 200.000 người cần cứu trợ khẩn sau thảm họa ở Indonesia

Liên Hợp Quốc cảnh báo những người sống sót sau thảm họa động đất, sóng thần ở Indonesia đang tuyệt vọng vì thiếu nhu yếu ...

indonesia keu goi nhan vien cuu tro nuoc ngoai roi vung tham hoa Cựu trợ lý của Trump có thể thỏa hiệp với công tố viên đặc biệt Mueller

Cựu chủ tịch chiến dịch tranh cử của Trump đồng ý với thỏa thuận nhận tội do Mueller đề xuất để tránh kéo dài phiên ...

Ngày đăng: 20:06 | 09/10/2018

/ https://vnexpress.net