Kêu gọi xã hội hóa, các trường đều vận dụng vào hội Phụ huynh học sinh ở lớp để bắc loa cho những khoản thu. Vì sợ con bị ghẻ lạnh đành bấm bụng đóng tiền cho xong.

hoi phu huynh hay hoi phu thu trien khai bot hoc duong Đại biểu Quốc hội đề nghị xác minh bằng cấp của Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương
hoi phu huynh hay hoi phu thu trien khai bot hoc duong Hội phụ thu, Ban giám hiệu và đồng tiền bị... vấy bẩn!

Chia sẻ của anh Vũ Quốc Bình (TP.HCM) có con học lớp 3/2, trường Tiểu học Hòa Bình không đồng ý với hội Phụ huynh học sinh khiến tôi ngưỡng mộ. Anh đã đúng, dám nói thẳng suy nghĩ của mình trước bất công, sự “mua bán” cái gọi là tự nguyện xã hội hóa để thực hiện… “BOT học đường”.

hoi phu huynh hay hoi phu thu trien khai bot hoc duong

Ảnh chỉ có tính minh họa cho bài viết.

Biết bao phụ huynh học sinh trên cả nước bức xúc nhưng không dám đấu tranh vì sợ con mình học sẽ “tránh đâu” sự gièm pha, sợ bị phân biệt đối xử. Nhiều cái sợ mơ hồ khiến con người ta hèn đi một chút, rồi cái thói AQ cũng theo đó gia tăng. Tất cả cứ tặc lưỡi, thôi chẳng đáng là bao.

Để một thì giàu, chia nhau thì khó! Cứ mỗi học sinh đi học có vài khoản thu không minh bạch nhà trường cũng “tích lũy” ngoài danh mục một khoản lớn. Chính vì thế, đầu năm học nào phụ huynh học sinh cũng thấy nản với nạn lạm thu. Với nhiều người vài trăm ngàn thậm chí cả chục triệu đồng đóng đầu năm cho con chẳng đáng là bao, nhưng với những gia đình khó khăn có 2 con đi học lại là khoản thu lớn khiến sự học của con có nguy cơ bỏ lửng giữa chừng. Xót xa lắm chứ!

Nhắc đến anh Bình, tôi tự hổ thẹn. Đã có thời gian năm nào tôi cũng làm hội phụ huynh học sinh. Bây giờ ngẫm lại tôi thấy đúng là “hội phụ thu”. Trước buổi họp phụ huynh, chúng tôi được cô chủ nhiệm, ban Giám hiệu nhà trường gặp trước để “thống nhất quan điểm”… xã hội hóa.

Mà năm nào cũng xã hội hóa tự nguyện để điều kiện học tập của các con được tốt hơn. Lớp học lắp 4 điều hòa, 60 học sinh mỗi em đóng 1 triệu đồng thì năm nào lớp mới vào cũng đóng tiền mua điều hòa. Năm sau lại mua máy chiếu, năm sau nữa đến lát sàn gỗ…. Mỗi năm một khoản xã hội hóa với mức thu trung bình 1 triệu đồng/cháu. Thêm vào đó là các loại quỹ lớp, quỹ trường và một danh sách dài các khoản thu. Đầu năm nộp vài triệu đồng là chuyện thường. Chưa kể những “học sinh đặc biệt” cha mẹ muốn được cô giáo quan tâm hơn tình nguyện phá giá ủng hộ cả 5-10 triệu đồng.

Tiền học tiếng Anh cũng tự nguyện với đủ các kiểu thu: Học với thầy nước ngoài, học liên kết với trung tâm bên ngoài… Phụ huynh không muốn cho con học cũng không được bởi lý do của cô: “Cả lớp vào học sẽ còn 1 vài cháu, các cháu sẽ không được hòa đồng”. Ở cái tuổi tiếng Việt chưa sõi, phụ huynh biết thừa con sẽ chẳng “nhặt” được từ tiếng Anh nào cũng đành đóng tiền cho… bằng bạn bằng bè.

Đầu năm, cái gì cũng móc từ túi cha mẹ học sinh. Đó là những cái túi không biết từ chối. Và, anh Bình đã cho mọi phụ huynh khác hiểu cần gật đầu ở đâu và từ chối những gì. Mọi phụ huynh có quyền được nói không với “hội phụ thu”.

Lạm thu BOT, lạm thu đầu năm học… đang làm xói mòn lòng tin!

*Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả.

http://www.nguoiduatin.vn/hoi-phu-huynh-hay-hoi-phu-thu-trien-khai-bot-hoc-duong--a340056.html

Ngày đăng: 09:43 | 25/09/2017

/ Minh Khánh/nguoiduatin.vn