Với ngành đào tạo giáo viên, lần đầu tiên Bộ GD&ĐT có quy định riêng về điều kiện tuyển sinh.
Cụ thể, đối với trình độ ĐH, ngành đào tạo sử dụng 3 môn văn hóa để xét tuyển, học sinh tốt nghiệp THPT phải có xếp loại học lực năm lớp 12 từ loại giỏi trở lên.
Thí sinh thi THPT quốc gia 2017.
Trước ngày 15/3, Bộ GD&ĐT sẽ ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh ĐH hệ chính quy; Tuyển sinh CĐ nhóm ngành đào tạo giáo viên chính quy. Thông tư này được Bộ đưa ra lấy ý kiến vừa qua, hiện nay đang trong quá trình thẩm định.
Từ năm 2017, Bộ GD&ĐT đã khẳng định đó là năm cuối cùng Bộ xác định điểm sàn (ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào). Từ năm nay, các trường ĐH phải tự xác định điểm sàn. Chính vì vậy, nội dung này được đưa vào dự thảo thông tư sửa đổi. Theo đó, đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên ở các trình độ ĐH, CĐ, TC, căn cứ kết quả của kỳ thi THPT Quốc gia, Bộ GD&ĐT xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đào tạo vào các môn thi/bài thi văn hóa sử dụng để xét tuyển. Đối với các ngành khác, trường tự xác định điểm sàn, công bố trên trang thông tin điện tử của trường trước khi thí sinh điều chỉnh nguyện vọng.
Riêng với ngành đào tạo giáo viên, lần đầu tiên Bộ GD&ĐT có quy định riêng điều kiện để tuyển sinh. Cụ thể, đối với trình độ ĐH, ngành đào tạo sử dụng 3 môn văn hóa để xét tuyển, học sinh tốt nghiệp THPT phải có xếp loại học lực năm lớp 12 từ loại giỏi trở lên. Ngành đào tạo sử dụng một hoặc hai môn văn hóa kết hợp thi năng khiếu thì điểm trung bình chung các môn văn hóa phải từ 8 trở lên, điểm môn năng khiếu do trường quy định.
Với trình độ CĐ, TC, ngành đào tạo sử dụng 3 môn văn hóa để xét tuyển học sinh tốt nghiệp THPT xếp loại học lực từ khá trở lên. Ngành đào tạo sử dụng một hoặc hai môn văn hóa kết hợp thi năng khiếu điểm trung bình chung các môn văn hóa từ 6.5 điểm trở lên, điểm môn năng khiếu do trường quy định.
Tuy nhiên, trước quy định này, một số chuyên gia cũng lo lắng về nguồn tuyển cho các trường đào tạo giáo viên. Vì thực tế, những năm qua, việc tuyển sinh của các trường bắt đầu gặp khó khăn do sinh viên sư phạm ra trường thất nghiệp nhiều. Đặc biệt là năm 2017, điểm chuẩn một số trường sư phạm khá thấp đã khiến dư luận băn khoăn. Hiện đang tồn tại nghịch lý đối với đào tạo sư phạm: Muốn chất lượng giáo viên tốt thì đầu vào phải cao. Nhưng những người giỏi lại không muốn vào sư phạm vì không có việc làm. Việc Bộ GD&ĐT đưa ra quy định như năm nay là để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trong tương lai, nhưng liệu cơ hội tuyển sinh của các trường sẽ ra sao khi mà chính sách đãi ngộ cho giáo viên, cơ hội việc làm cho sinh viên sư phạm tốt nghiệp ra trường chưa được cải thiện?
Trong khi đó, với các trường ĐH khác, hiện đã có một số trường công bố điểm sàn cùng với phương án tuyển sinh 2018. Ví dụ như trường ĐH Hà Nội, điểm sàn nộp hồ sơ vào trường là từ 15 điểm trở lên đối với các tổ hợp xét tuyển.
Thí sinh vẫn có đợt điều chỉnh nguyện vọng
Bên cạnh đó, nguồn tin của PV Tiền Phong cho biết, tuyển sinh năm 2018 cơ bản giữ ổn định như năm 2017. Chính vì vậy, thí sinh sẽ có một đợt điều chỉnh nguyện vọng sau khi biết điểm thi như năm 2017.
Có một điểm mà thí sinh cần lưu ý, đó là năm nay dự kiến điểm cộng ưu tiên giữa các khu vực sẽ giảm 50% so với những năm trước. Như vậy, điểm cộng ưu tiên khu vực cao nhất năm 2018 chỉ còn 0.75 điểm, thay vì 1.5 điểm như những năm trước. Một lãnh đạo của trường ĐH Y cho rằng, việc giảm điểm ưu tiên là một chính sách tiến bộ. Vì đời sống hiện nay giữa các vùng miền không còn chênh lệch như trước kia. Nếu điểm ưu tiên khu vực vẫn giữ nguyên thì sẽ thiệt thòi cho học sinh các thành phố lớn. Bằng chứng là theo tìm hiểu của PV Tiền Phong, hàng năm, tỷ lệ thí sinh không được cộng điểm ưu tiên khu vực đỗ vào ngành Y đa khoa của ĐH Y Hà Nội rất thấp, thường chưa đến 10% trong tổng số hơn 500 chỉ tiêu.
Một điều đặc biệt lưu ý nữa đó là từ năm 2015, Bộ GD&ĐT không còn quy định cứng về ngành học đối với những thí sinh đạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia. Chính vì vậy, việc tuyển thẳng đối tượng này vào ngành nào là tùy thuộc vào mỗi trường. Do đó, năm nay, ĐH Y Hà Nội cũng mở rộng đối tượng tuyển thẳng vào ngành Y đa khoa với học sinh giỏi quốc gia các môn Vật lý, Tin học và tiếng Anh.
Ngoài ra, Bộ GD&ĐT cũng dự kiến sẽ có điều chỉnh thời gian nghỉ giữa các môn thi trong bài thi tổ hợp.
Hiện tồn tại nghịch lý đối với đào tạo sư phạm: Muốn chất lượng giáo viên tốt thì đầu vào phải cao. Nhưng những người giỏi lại không muốn vào sư phạm vì không có việc làm. Việc Bộ GD&ĐT đưa ra quy định như năm nay là để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trong tương lai, nhưng liệu cơ hội tuyển sinh của các trường sẽ ra sao khi mà chính sách đãi ngộ cho giáo viên, cơ hội việc làm cho sinh viên sư phạm tốt nghiệp ra trường chưa được cải thiện?
Đắk Lắk: Hàng trăm giáo viên phản đối vì bị chấm dứt hợp đồng Dù có khoảng 600 giáo viên sắp bị chấm dứt hợp đồng, huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk chỉ tổ chức thi lấy 83 người |
Người giỏi có vào sư phạm? Nhiều đổi thay trong tuyển sinh ngành sư phạm trong năm 2018 được dư luận kỳ vọng về nâng cao chất lượng đào tạo sư ... |
Thí sinh muốn vào ngành Sư phạm phải có học lực khá, giỏi trở lên từ năm 2018 Dự kiến vào mùa tuyển sinh năm 2018, học sinh muốn vào ngành Sư phạm phải có học lực từ khá, giỏi trở lên. |
Ngày đăng: 20:30 | 10/03/2018
/ https://vtc.vn