Lịch sử Trung Quốc, thời Tiền Tần (350-394) từng chứng kiến một vị Hoàng đế… chột mắt, có “sở thích” giết người vô cùng bệnh hoạn.
Tiền Tần (350-394) là một nước trong thời kỳ Ngũ Hồ thập lục quốc cuối thời Đông Tấn (265-420). Đầu tiên, Tiền Tần chỉ chiếm giữ vùng Quan Trung, sau đó mở rộng lãnh thổ sang ba phía đông, bắc và tây, từng có thời gian tiêu diệt hết các quốc gia khác của người Hồ ở miền bắc Trung Quốc và uy hiếp sự tồn tại của nhà Tấn. Nhưng sau thất bại ở trận Phì Thủy, Tiền Tần nhanh chóng suy yếu và tan rã (394).
Hoàng đế chột mắt
Tiền Tần trải qua 6 đời vua, tồn tại 44 năm. Đời vua thứ hai là Phù Sinh (355-357), con trai (thứ 3) của Hoàng đế khai quốc Phù Kiện. Phù Sinh là một người cai trị bạo lực, độc đoán và bạo tàn, và chỉ sau hai năm cai trị ông ta đã bị người em họ Phù Kiên lật đổ trong một cuộc chính biến rồi bị giết, do vậy ông không được truy phong thụy hiệu hoàng đế. Người đời sau thường gọi ông là Việt Lệ Vương.
Điểm dị biệt của Phù Sinh là ông chỉ có một con mắt. Theo chính sử ghi chép thì Phù Sinh bị khuyết tật hỏng một bên mắt từ khi mới lọt lòng. Còn trong truyền thuyết thì Phù Sinh, hồi nhỏ, trong một lần cố trộm trứng đại bàng, đã bị mổ hỏng mất 1 con mắt.
Phù Sinh càng lớn càng cho thấy sức mạnh hơn người, võ nghệ siêu quần, cưỡi ngựa và dùng gươm giáo thuộc loại vô địch trong đội quân của cha Phù Kiện, tham gia nhiều chiến dịch và lập không ít đại công. Do hai anh trai là Phù Trường và Phù Tinh đều chết trong các trận đánh nên Phù Sinh được cha phong làm Thái tử kế vị.
Ngay khi lên ngôi Hoàng đế năm 355, Phù Sinh đã lộ ra tính cách bạo lực và hành vi tàn bạo của mình. Hoàng đế chột mắt này, có thể coi là kẻ thích thú một cách bệnh hoạn với việc giết chóc, thường xuyên áp dụng các hình phạt tàn khốc, xử tử.
Ban đầu, Phù Sinh tìm “khoái cảm” ở những hành động đối xử tàn nhẫn với động vật, như ném chúng vào nước sôi hoặc lột da khi chúng vẫn còn sống. Sau Phù Sinh nâng “cấp độ” tàn nhẫn của mình lên vài bậc với việc làm những điều tàn ác đó trên người sống.
Hàng loạt người xung quanh Phù Sinh, từ kẻ hầu cho tới những đại thần trong triều, đã bị Hoàng đế khát máu này “sử dụng” cho thú vui giết chóc của mình. Thống kê cho thấy, các đại thần như Ngư Tuân, Lôi Nhược Nhi, Mao Quý, Vương Đọa, Đoàn Chuẩn hay Tân Lao – đều thuộc nhóm khai quốc công thần từ đời vua Phù Kiện đã thiệt mạng bởi các hình thức xử tử tàn khốc của Phù Sinh.
Giết hàng loạt đại thần chưa đủ, Phù Sinh còn tin vào những giấc mơ bệnh hoạn của mình để rồi ra lệnh hành quyết tàn bạo nhiều người thuộc gia tộc Hoàng hậu: từ cha đến chú của Lương Hoàng hậu, rồi đến chính Hoàng hậu cũng bị “Hoàng đế chột mắt” giết chết.
“Sở thích” giết người bệnh hoạn
Thú vui “lạm sát” của Phù Sinh sau đó còn lan rộng ra chính những người thân trực hệ của ông. Hàng loạt anh em họ của Phù Sinh bị xử trảm trong nỗi ám ảnh bị lật đổ của vị Vua này. Cuộc lạm sát của Phù Sinh khiến mẹ ruột ông, Cường Thái Hậu sống trong sợ hãi và đau khổ, rồi qua đời trong hậu cung.
Do Phù Sinh bị mù một bên mắt và dường như luôn sợ rằng mọi người sẽ lấy đó làm trò đùa hay khinh thường mình, ông đã hạ lệnh cấm toàn diện dùng các chữ như "Bất túc, bất cụ, thiểu, vô, khuyết, thương, tàn, hủy, thiên, chỉ" trong hoàng cung. Thế nên mới có chuyện, hàng trăm người không kể sang hèn đã bị Phù Sinh xử trảm vì trót buột miệng “phạm húy”.
Dĩ nhiên một vị Vua bệnh hoạn, khát máu và tàn bạo khiến trên dưới oán thán như Phù Sinh thì sao có thể giữ được ngôi báu. Năm 357, em họ Phù Sinh là Phù Kiên dấy binh làm phản. Các cận binh hoàng cung từ lâu đã phẫn nộ trước sự tàn bạo của Phu Sinh nên đã ngả về phía Phù Kiên.
Phù Kiên bắt giữ Phù Sinh vào thời điểm “Hoàng đế chột mắt” đang say rượu và tận hưởng khoái cảm giết chóc của mình trong một cuộc hành hình tập thể một số hoạn quan. Phù Kiên phế Phù Sinh làm Việt (Lệ) vương rồi sau đó ra lệnh hành quyết anh họ. Phù Kiên sau đó lên ngôi hoàng đế, lấy hiệu Tần Tuyên chiêu Đế.
Hoàng đế Trung Quốc sở hữu 10.000 cung nữ, dùng… xe dê để chọn người ân ái Lịch sử các triều đại phong kiến Trung Quốc, hầu như vị Hoàng đế nào cũng có cho riêng minh một hậu cung đầy ắp ... |
Cái chết bí ẩn của vị Hoàng đế Trung Quốc nối nghiệp Chu Nguyên Chương Trong lịch sử các triều đại phong kiến Trung Quốc, nguyên nhân dẫn tới cái chết của một vị hoàng đế thì nhiều vô kể. ... |
Ngày đăng: 20:12 | 26/02/2019
/