Có thể lợn sẽ lại được ăn chuối, thỏ sẽ lại được ăn cà rốt. Nhưng phải chăng sẽ lại có chuyện “bò không được ăn rơm và gà không được mổ thóc” nếu như không có sự quyết liệt trong cuộc chiến với giấy phép con.

hoan nghenh lon se duoc an chuoi
Giấy phép con như những cái đầu Phạm Nhan, chặt một lại mọc một, như một thứ barie, lô cốt đối với người dân, DN (Minh họa: Sa tế/LĐ)

Có thể lợn sẽ lại được ăn chuối, thỏ sẽ lại được ăn cà rốt. Nhưng phải chăng sẽ lại có chuyện “bò không được ăn rơm và gà không được mổ thóc” nếu như không có sự quyết liệt trong cuộc chiến với giấy phép con.

Vậy là Chính phủ đã chính thức “thổi còi” mấy cái quy định không giống ai này khi cương quyết yêu cầu Bộ NN&PTNT phải “bỏ ngay” phải “sửa ngay”.

Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng thậm chí nõi rõ “vấn đề” của các quy định tréo ngoe này là “do cách tiếp cận”, rằng “quy định “chọn cho” tức là người dân chỉ được làm những gì luật cho phép thì sẽ dẫn tới bỏ sót”.

Và Bộ trưởng yêu cầu những người làm luật phải theo đúng nguyên tắc: Cần quy định “chọn bỏ”, tức là người dân được làm tất cả những gì pháp luật không cấm”.

Dư luận phải nói là đã quá ngán ngẩm với cách làm luật “gạch đầu dòng” như cách Bộ NN&PTNT sửa đổi thông tư 02. Bởi nếu cứ gạch đầu dòng những điều người dân được phép làm thì không biết.

Nhưng cái tệ hơn là thứ logic “chọn cho” ấy nếu còn tiếp tục tồn tại, thì rồi đến một lúc nào đó sẽ lại có những quy phạm cấm, kiểu “bò không được ăn rơm và gà không được mổ thóc”.

Mà cũng chẳng cần phải nói xa nói gần, vừa bị buộc “rút kinh nghiệm” đây thôi là thông tư 21. Một thông tư khiến 5.400 tấn cá không thể xuất khẩu.

Lí do: “Cả nước hiện có 83 cảng cá, nhưng mới công bố 47 cảng loại 2 đạt chuẩn theo quy định tại Thông tư 21, trong khi chưa công bố cảng cá thì không làm thủ tục xuất khẩu được”. Giá lí do của lí do chỉ là sự nguyên tắc máy móc thôi thì đã là may lắm rồi.

Bó buộc người dân, siết doanh nghiệp - Đó có phải là vì dân, vì doanh nghiệp. Đó có phải là thứ “Cơ chế tốt” mà Bộ Nông nghiệp đang nói ra miệng?

“Thủ tướng yêu cầu cải cách tốt hơn, thực chất hơn, tránh việc cắt điều kiện này thì mọc quy chuẩn, tiêu chuẩn khác... phải cắt bỏ những gì không cần thiết”- Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nhấn mạnh trong buổi làm việc hôm qua.

Nhưng việc “tuýt còi” vẫn sẽ tiếp diễn nếu như những quan liêu, nếu câu chuyện làm luật vẫn chỉ là “cứ lý luận, rồi suốt ngày “tiếp tục, đẩy mạnh, tăng cường”, để “cuối cùng vẫn không ra được cái gì, sản phẩm vẫn là số 0”, thậm chí còn là việc chất barie, xây lô cốt trong khi miệng vẫn hô hào cắt giảm, tạo điều kiện.

Có ai đó đã một lần thử đặt câu hỏi động cơ đằng sau câu chuyện “đẻ luật” y như là loại trừ dần thức ăn chăn nuôi truyền thống? Y như việc triệt tiêu nước mắm truyền thống nhân danh một thứ “Quy chuẩn” nào đó?

hoan nghenh lon se duoc an chuoi Bộ Tư pháp "tuýt còi" quy định không nuôi heo bằng bèo tây, thân chuối

Bộ Tư pháp đã có văn bản gửi Bộ NN-PTNT kiến nghị một số vấn đề về Thông tư số 02/2019 Ban hành Danh mục ...

hoan nghenh lon se duoc an chuoi Tổ công tác Thủ tướng "tuýt còi" thông tư cấm nuôi heo bằng bèo tây, thân chuối

Tổ trưởng Tổ công tác của Thủ tướng ngày 1-4 đã "tuýt còi" và đề nghị Bộ NN-PTNT sửa lại Thông tư 02 về cấm ...

Ngày đăng: 10:17 | 05/04/2019

/ https://laodong.vn