Ít ai biết rằng, Hồ Việt Sử phải trải qua một tuổi thơ đầy khó khăn và vất vả. Trong suốt con đường phía trước của “ông trùm” luôn có sự động viên và dìu dắt của người phụ bà, mang nặng tình thương của người mẹ đã bao bọc, chăm sóc cho Sử từ tấm bé ...

Tuổi thơ “ông trùm” là một buổi đến trường, một buổi ra đồng

Hồ Việt Sử là một trong những “ông trùm” có tuổi thơ đầy sóng gió. Sinh ra không may mắn được sống trong vòng tay yêu thương của cha mẹ, Hồ Việt Sử có được sự đùm bọc chở che của người bà nhân hậu. Bốn anh chị em lần lượt lớn lên trong sự chăm chút từng miếng ăn giấc ngủ của bà ngoại. Thuở ấu thơ, Sử được nghe giọng bà hát ru đầy mượt mà dù tuổi của ngoại đang lớn dần theo năm tháng. Những lời khuyên răn của ngoại làm Sử mãi không thể nào quên được.

ho viet su ong trum chia ba sai thanh ky 4 thua nien thieu khon kho

Hồ Việt Sử thời trai trẻ

Từ những năm ấu thơ của cuộc đời, Sử đã biết cầm cần câu và cái sọt để bắt từng con cá, mò từng con cua đổi lấy tiền. Thấy cháu ham làm, bà thường hay nhẹ lời khuyên bảo vì chỉ sợ Sử xao nhãng chuyện học hành. Bà ngoại thương Sử hết mực, chẳng hề đánh Sử lần nào. Hồ Việt Sử sợ nhất đôi mắt bà nghiêm nghị mỗi khi chưa chịu vâng lời. Sử chỉ sợ bà buồn rồi bà dễ ốm. Cuộc đời Hồ Việt Sử cứ lớn dần theo tình thương đong đầy của bà. Năm tháng dần trôi, Sử cũng đến tuổi đi học, bà ngoại bắt cậu bé Sử phải vào trường để không thua kém chúng bạn.

Thời đó, chỉ cần đọc được chữ cũng đủ sống khỏe với nghề nông. Mà kỳ thực, làm nghề nông chẳng phải cần nhiều đến con chữ. Nhà rất nghèo, bà ngoại luôn dỗ dành, động viên các cháu phải cắp sách vào trường để học hành đến nơi đến chốn. Ngày đầu tiên đến lớp của Sử, bạn bè đều được cha mẹ dẫn đi học. Chúng bạn tỏ vẻ tự hào lắm. Nhưng với Sử mang niềm tự hào hơn. Vì bên cạnh, người bà và cũng là tình thương của một người mẹ giúp Sử xóa tan nỗi mặc cảm của bản thân. Sử vững tin bước vào lớp trong niềm an ủi động viên khích lệ của ngoại.

Những ngày đi học về, món quà của Sử dành cho bà ngoại là những con chữ, con số mà Sử được cô giáo dạy trên lớp. Rồi đến những điểm 10 đỏ tươi, tròn trĩnh trong từng trang vở của Sử như bù đắp nỗi cơ cực thầm lặng của bà. Hồ Việt Sử tự hào khoe: "Hồi đó đi học được mọi người nể lắm vì tôi học rất nhanh và tiếp thu bài rất lẹ". Chính trời ban cho Sử sự thông minh có sẵn nên Sử có thời gian để đi câu những con cá, bắt con cua về mang ra chợ. Như trở thành thói quen, ngày học một buổi, buổi còn lại Sử lại đi ra đồng. Hồ Việt Sử ý thức được hoàn cảnh nên phần lớn tuổi thơ không dành nhiều cho những cuộc chơi đùa cùng chúng bạn.

Chi phí mua sách vở, Hồ Việt Sử đều tự lo cho bản thân bằng những giọt mồ hôi của đứa trẻ và lắm lúc bằng những giọt nước mắt thương bà. Những cơn mưa dầm hay cái nắng gay gắt của xứ An Giang không làm nản lòng cậu bé vượt khó. Đã vác cần đi câu cá, chẳng có hôm nào mà Sử lại phải về tay không. Số tiền ít ỏi cũng đủ cho Sử trang trải sống qua ngày. ở cái vùng sông nước, thiên nhiên ban tặng cho người dân từ những con cá, con tôm cho đến những con cua đồng đạm bạc. Chỉ bấy nhiêu thôi cũng đủ để cứu cánh những mảnh đời vượt lên số phận. Tuổi thơ của Hồ Việt Sử cứ êm đềm trôi cùng những con nước lớn, nước ròng.

Đường xa không sợ, chỉ sợ hổ rượt

Mỗi ngày, Sử vẫn cứ âm thầm nhón mũi chân trên pê-đan chiếc xe đạp. Con đường mòn dẫn đến trường cứ ngoằn ngoèo như thử sức cậu bé trên bước đường đến trường. Thời còn học cấp 1, Hồ Việt Sử đạp xe trên con đường rừng, 2 bên là núi cao vời vợi. Đường xa tít tắp, Sử vẫn hì hục đạp xe trên con đường gập ghềnh như chính trên con đường đời của mình. Đường mòn nhẵn lối Sử đi qua rồi dần cũng trở nên bằng phẳng.

ho viet su ong trum chia ba sai thanh ky 4 thua nien thieu khon kho

Vùng đất miền Tây đã để lại nhiều ký ức đẹp trong Hồ Việt Sử

Gặp hôm nắng, với cậu bé Sử đó là niềm vui. Những ngày trời mưa như trút nước, nỗi cơ cực như đè nặng lên tấm lưng nhỏ bé. Đường bị lún cả tấc đất bùn, bánh xe cứ như bị ai níu lại phía sau. Cố gắng đạp để vượt lên phía trước như vượt lên một số phận, chiếc xe cứ nhích dần từng chút.

Đường sá vắng vẻ, cậu bé Sử nhỏ con ngày nào chẳng hề sợ ma quái. Những lúc xe tuột xích, tim của Sử cứ như nhảy khỏi lồng ngực. Vừa đưa tay tra xích xe vào đĩa, đôi mắt cứ ngó trước ngó sau để trông mong xem có bóng người. Nhưng, đôi tai phải luôn nghe ngóng không gian tĩnh mịch xung quanh. Bốn bề là cây cối, rừng núi, Hồ Việt Sử sợ nhất thú dữ đuổi mà chẳng kịp chạy thoát thân.

Có hôm đang đi trên đường, tiếng hổ gầm gừ trong rừng vắng, cậu bé Sử hoảng hốt cứ cắm đầu chạy một mạch về đến nhà. Tuổi thơ của Sử chỉ đơn giản có vậy, biết thân phận nghèo nên chẳng bao giờ dám nghỉ học một buổi. Đoạn đường đến trường gần 10 km nhưng với Sử đó chỉ là quãng đường thật gần cho một tương lai ở phía trước.

Thời niên thiếu, những năm học cấp 2, Hồ Việt Sử bắt đầu một cuộc sống mới. Anh phải xa vòng tay ấm áp của bà ngoại để bước vào cuộc sống tự lập. Học ở trường huyện, Sử tá túc nhà chú Bảy. Một buổi đi học, một buổi Sử lại đi chăn bò thuê cho người ta. Anh chăm bò rất kỹ, hiểu tính tình từng con một. Ông chủ đàn bò rất thích.

Ở vùng An Giang, nhiều nhà hay nuôi bò chiến để đua. Sử được thừa hưởng sự tinh tế từ ông ngoại. Mỗi lần thắng một trận đua, Hồ Việt Sử được ông chủ thưởng cho một số tiền nho nhỏ ngoài tiền công. Những việc dù lớn nhỏ, Sử đều nhận làm thuê để kiếm tiền ăn học nơi xa nhà. Nhờ tính chịu khó học, cậu bé Sử vẫn cứ lên lớp và đạt những điểm khá, giỏi như thường

Ngã rẽ cuộc đời

Năm học cấp 3, những năm cuối cấp của một cậu bé Sử ngày nào đang trở thành một chàng trai có sức sống và phấn đấu mãnh liệt. Hồ Việt Sử luôn tham gia các phong trào hoạt động trong trường. Sự cố gắng của Sử đến hồi cũng được ghi nhận: Năm 18 tuổi Hồ Việt Sử vinh hạnh được kết nạp vào Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Ở vùng quê đặc biệt nghèo khó, giáp ranh biên giới, con chữ đến với người dân quý hơn một món hàng xa xỉ phẩm. Sử vẫn cố gắng bám trường, bám lớp để đeo đuổi năm học cuối cấp. Trong khi đó bà con gần như hoàn toàn mù chữ.

Có được vốn học vấn đáng kể, Hồ Việt Sử hạ quyết tâm phải hoàn thành chương trình cấp 3 để tìm kiếm một công việc dễ dàng hơn. Nếu như cuộc đời của Sử không xảy ra sóng gió, lẽ đương nhiên Hồ Việt Sử bây giờ đã có những hướng đi khác. Một biến cố thay đổi hoàn toàn khiến cuộc đời của Sử sang một trang mới. Đang học lớp 12, vùng quê huyện Tri Tôn (An Giang) bị giặc Cambot tràn sang, cả gia đình Sử phải tản cư về tận Kiên Giang. Việc học giữa chừng đành gác lại.

Trong cái họa có cái may, thời đó những người có được khả năng học vấn như Sử không dễ kiếm. Cũng cái năm chạy loạn ấy, Hồ Việt Sử được nhận vào làm việc cho phòng kế hoạch của Ty thương nghiệp Kiên Giang. Đơn vị này chuyên bán nhu yếu phẩm thiết yếu cho người dân vùng biển.

Công tác tại cơ quan được hơn 2 năm, Sử lên đường nhập ngũ, phục vụ tại chiến trường biên giới Tây Nam. Nhiều giả dụ làm Hồ Việt Sử phải bật cười. Nếu ngày trước sự học không bị cắt ngang, giờ đây chắc chắn đã có một Hồ Việt Sử khác, hoặc giàu có hơn, hoặc nghèo khó hơn bây giờ. Nhưng, Sử luôn bằng lòng và chấp nhận với những gì mà bản thân đã phải trải qua.

Trong suốt con đường đời Hồ Việt Sử từng phải nếm trải, Sử đều có bóng dáng hai người phụ nữ. Những năm tuổi thơ là người bà dạy dỗ và chăm sóc Sử khôn lớn. Đến những thời khắc Sử vấp ngã là người vợ luôn sát cánh bên anh chia ngọt sẻ bùi trong những năm khốn khó. Hồ Việt Sử luôn nhớ và trân trọng bóng hình của người bà và vợ đã cho Sử có được ngày hôm nay.

ho viet su ong trum chia ba sai thanh ky 4 thua nien thieu khon kho Hồ Việt Sử - ông trùm “chia ba Sài thành” (Kỳ 3): Ngày tàn của Năm Cam

Đúng như dự đoán của Hồ Việt Sử, ông trùm Năm Cam dù sớm hay muộn cũng phải sa lưới pháp luật. Ngày tàn của ...

ho viet su ong trum chia ba sai thanh ky 4 thua nien thieu khon kho Hồ Việt Sử - ông trùm “chia ba Sài thành” (Kỳ 2): Cuộc chiến tàn khốc

Biết A Lý hậm hực với Hồ Việt Sử trong nhiều phi vụ làm ăn, Năm Cam đổ thêm dầu vào lửa và mượn tay ...

Ngày đăng: 06:30 | 19/01/2018

/ Dân Việt