Phải mất hơn 3 ngày, lực lượng công an huyện, bộ đội thuộc BCH quân sự huyện, dân phòng mới thông đường và tiếp cận được bản Tham Còn, nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất sau đợt lũ quét.
Hàng chục hộ dân ở bản Tham Còn lũ lượt sơ tán đồ đạc khỏi vùng nguy hiểm, nhiều vật dụng trong nhà được chuyển dần đến nơi an toàn.
Biết được khó khăn của bà con, huyện Vị Xuyên đã nhanh chóng huy động 15 chiến sĩ công an, 10 bộ đội có mặt, hỗ trợ bà con trong việc thông tuyến đường bị đất đá chia cắt, khuân vác các vật dụng trong nhà như các tấm gỗ, bao tải chứa lương thực, nhu yếu phẩm đến vùng an toàn.
Ông Lê Thanh Hải, Phó chủ tịch UBND huyện cho biết, sau khi xảy ra lũ, các đơn vị đã lập tức có mặt, giải toả các tuyến đường để tiếp cận các bản bị cô lập. Lực lượng công an, BCH quân sự huyện làm nòng cốt hỗ trợ bà con vượt qua cơn lũ.
Anh Lý Văn Toòng (30 tuổi, bản Tham Còn) chia sẻ: "Ngay sau khi xảy ra lũ, tôi thấy các chiến sĩ có mặt rất sớm, vượt qua quãng đường rừng 10km để đến động viên bà con, hỗ trợ và cùng chúng tôi vượt qua cơn thiên tai này".
"Các chiến sĩ đến đã khuân vác những tấm gỗ lớn ra ngoài để bà con dựng nhà, bắc những cây cầu tạm để chúng tôi băng qua con suối nước chảy cuồn cuộn. Nếu không có sự giúp sức của các anh, chúng tôi không biết phải làm thế nào" - anh Toòng nói.
Trận lũ càn qua huyện khiến 3 người bị chết, trong đó có 2 người chết sạt lở đất và 1 người chết do lũ cuốn. Thiệt hại về tài sản ước tính hơn 24 tỷ đồng.
|
Hà Giang bị thiệt hại trên 120 tỷ đồng do mưa lũ
Số liệu thống kê của Ban Chỉ huy PCTT và TKCN Hà Giang, mưa lũ trên địa bàn tỉnh đã làm 5 người chết ở ...
|
|
Khung cảnh tan hoang ở vùng rốn lũ Hà Giang
Nước lũ rút đi để lại nhiều ngôi nhà trơ móng tại vùng rốn lũ của tỉnh Hà Giang.
|
Ngày đăng:
08:23 | 28/06/2018
/
http://vietnamnet.vn