Nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, hiệu trưởng đại học công lập không nên quá 10 năm, phải phù hợp với chuyên ngành, thương hiệu nhà trường.

Một trong những yếu tố quan trọng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở một cơ sở giáo dục đại học là hội đồng trường mà người đứng đầu là hiệu trưởng phải có năng lực, đạo đức và trách nhiệm cao.

Vì vậy, quy định đối với hiệu trưởng phải xóa bỏ những bất cập hiện tại; đồng thời cần đưa những tiêu chí cao hơn với vị trí này. Đó là ý kiến của nhiều đại biểu khi đóng góp cho dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học.

Hiệu trưởng ĐH công lập không nên quá 10 năm

Góp ý cho Luật sửa đổi một số điều của Luật Giáo dục đại học, đại biểu Nguyễn Thanh Phương (đoàn TP Cần Thơ) cho rằng, tiêu chuẩn và trình độ của chủ tịch hội đồng trường và hiệu trưởng của các cơ sở giáo dục công lập cần tương đồng với nhau, có như thế mới có thể thuận tiện trong thực hiện nhiệm vụ.

Trong dự án luật cũng quy định, các cơ sở giáo dục công lập, nếu người ngoài trường được bầu làm chủ tịch hội đồng trường thì phải trở thành cán bộ cơ hữu của cơ sở giáo dục đại học nên việc quy định tiêu chuẩn về trình độ học vấn của Chủ tịch Hội đồng trường tương đương như hiệu trưởng là rất cần thiết.

hieu truong dai hoc se khong duoc tai nhiem qua 10 nam

Đại biểu Nguyễn Thanh Phương (Ảnh: Quochoi.vn)

Cũng tại điểm đ khoản 6 Điều 16 quy định trong quy chế tổ chức hoạt động của Hội đồng trường công lập là sẽ quy định thời gian tối đa giữa vị trí hiệu trưởng, hiệu phó và các chức danh khác.

Quy định này sẽ tạo thông thoáng cho các trường tự quyết thời gian quản lý của các chức danh trên, người làm tốt có thể kéo dài để đóng góp cho sự phát triển của cơ sở giáo dục. Tuy nhiên, cũng cần có giới hạn tối đa trong thời gian giữ chức vụ trong dự thảo luật nhằm tránh các trường hợp quy định thời gian giữ chức vụ quá dài, bất hợp lý, hạn chế người có năng lực tham gia quản lý.

Đại biểu Nguyễn Thanh Phương cho biết, một số cơ sở giáo dục ở một số quốc gia có thời gian giữ vị trí tối đa 2 nhiệm kỳ, thậm chí nhiệm kỳ thứ hai còn phải ngắn hơn nhiệm kỳ thứ nhất. Do đó, nên quy định trong dự thảo luật thời gian giữ tối đa vị trí hiệu trưởng, hiệu phó trong cơ sở giáo dục ĐH công lập không quá 2 nhiệm kỳ với tổng thời gian không quá 10 năm. Quy định này cũng tạo sự đồng nhất giữa các cơ sở giáo dục với nhau.

Hiệu trưởng phải phù hợp với chuyên ngành, thương hiệu nhà trường

“Tại khoản 2 Điều 20, về hiệu trưởng và tiêu chuẩn của hiệu trưởng. Dự thảo đã có nhiều sửa đổi, cởi trói cho các cơ sở giáo dục đại học để tạo điều kiện cho cơ sở giáo dục đại học là tự chủ. Cụ thể, đã bỏ tiêu chuẩn hiệu trưởng phải tham gia các cấp qua phòng cơ sở ít nhất là 5 năm.

(function(window, document, undefined) { var script_tag = document.createElement(\'script\'); script_tag.src = \'https://ad.mediawayss.com/ad/mwayss_invocation.min.js?pzoneid=2219&height=288&width=512&tld=vtc.vn&ctype=p&ch=DOMAIN_HERE\'; var container = document.querySelectorAll(\'[data-id=_mwayss-4cd5137817319c17b42cfa9f5ea5438f]\')[0]; container.setAttribute(\'id\', (container.getAttribute(\'data-id\')+(new Date()).getTime())); container.removeAttribute(\'data-id\'); container.parentNode.insertBefore(script_tag, container); })(window, document);

Thực tế, vừa qua có một giáo sư người Mỹ, gốc Việt Trương Nguyện Thành đã được 16/18 thành viên Hội đồng quản trị Đại học Hoa Sen nhất trí làm hiệu trưởng nhưng lại không đảm bảo quy định 5 năm làm trưởng khoa. Như vậy, không tạo được điều kiện và không tạo được sự rút mở để cho các trường đại học trình được hiệu trưởng”, đại biểu Nguyễn Ngọc Phương (đoàn Quảng Bình) nêu quan điểm.

hieu truong dai hoc se khong duoc tai nhiem qua 10 nam

Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương.

Về tiêu chuẩn đối với hiệu trưởng, đại biểu Ngọc Phương đề xuất, đạo đức bao giờ cũng phải đi với lối sống, đặc biệt hiệu trưởng phải có lối sống văn hóa.

Hiệu trưởng có trình độ tiến sĩ nhưng tôi đề nghị phải bổ sung thêm "phải phù hợp với chuyên ngành, thương hiệu nhà trường". Còn tiến sĩ mà không phù hợp với chuyên ngành, đại học kinh tế mà đem một tiến sĩ văn học vào thì không được, phải có thêm tiêu chuẩn chuyên ngành và thương hiệu nhà trường.

Lãnh đạo trường ĐH phải có sức khỏe tốt, có uy tín khoa học nhưng phải được hội đồng nhà trường tín nhiệm, còn có uy tín. Có kinh nghiệm quản lý nhưng phải thêm vào điều hành khoa học và đã được đào tạo, cấp chứng chỉ về quản lý giáo dục, quản lý khác với điều hành nên phải có kinh nghiệm về quản lý, phải có kinh nghiệm về điều hành.

Bên cạnh đó, phải có tiêu chuẩn về quản lý về giáo dục. Ví dụ các lãnh đạo phải có trình độ cao cấp lý luận chính trị, có bằng này khác thì ở đây cũng phải có một tiêu chí là về quản lý giáo dục đại học. Nếu như có một phương án 2 thì luật cũng không nên đưa ra quy định cứng về tiêu chuẩn của hiệu trưởng mà vấn đề này là do nhà trường quy định.

Theo một số nước trên thế giới, tiêu chuẩn hiệu trưởng là do trường quy định, ví dụ ở Mỹ hoặc ở Pháp thì đều như thế.

Một điểm mới trong sửa đổi Luật Giáo dục ĐH lần này là dự luật cũng đã sửa đổi khá căn bản, chi tiết về Hội đồng trường và coi đây là một tổ chức quản trị có quyền lực thực sự. Khắc phục tình trạng hội đồng trường hiện nay còn mang tính hình thức hiệu quả, nhất là hoạt động ở trường công lập còn mang tính hành chính, bao cấp, chưa phát huy chủ động, sáng tạo.

Tuy nhiên, theo đại biểu Triệu Thế Hùng (đoàn Lâm Đồng), trong dự thảo luật Giáo dục ĐH cần cân nhắc quy định cụ thể hơn trách nhiệm giữa Hội đồng trường và hiệu trưởng phải tách bạch rõ ràng để đảm bảo hài hòa trong mối quan hệ giữa Hội đồng trường với vai trò điều hành quản lý của hiệu trưởng để phát huy vai trò Hội đồng trường với sự năng động sáng tạo, điều hành của hiệu trưởng.

>>> Đọc thêm: Vụ trưởng Đại học: Quy định tên văn bằng gắn vị trí việc làm không phổ biến trên thế giới

Bài liên quan

hieu truong dai hoc se khong duoc tai nhiem qua 10 nam

Giải quyết vấn đề cơ chế tự chủ trong Luật Giáo dục đại học thế nào?

hieu truong dai hoc se khong duoc tai nhiem qua 10 nam

Phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học không có tư cách pháp nhân độc lập

hieu truong dai hoc se khong duoc tai nhiem qua 10 nam

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ xin lùi thời hạn thông qua Luật Giáo dục

hieu truong dai hoc se khong duoc tai nhiem qua 10 nam

Hai dự thảo luật giáo dục \'bỏ rơi\' người khuyết tật

hieu truong dai hoc se khong duoc tai nhiem qua 10 nam Cảnh cáo nữ hiệu trưởng lập hồ sơ khống xây phòng học

Hiệu trưởng trường Tiểu học Quảng Hưng (TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa) bị kỷ luật do lập hồ sơ khống sửa chữa phòng học ...

hieu truong dai hoc se khong duoc tai nhiem qua 10 nam Hiệu trưởng đại học ở Sài Gòn bị miễn nhiệm vì nghi vấn bằng cấp

Hiệu trưởng ĐH Ngoại ngữ - Tin học TP.HCM Trần Quang Nam bị miễn nhiệm vì bằng cấp không rõ ràng.

hieu truong dai hoc se khong duoc tai nhiem qua 10 nam Hiệu trưởng báo cáo sai sự thật vụ cô giáo bắt học sinh tát nhau

Theo báo cáo của UBND huyện Đan Phượng, Hà Nội, việc cô giáo bắt hai học sinh tát nhau trong giờ sinh hoạt lớp là ...

Chủ đề:

cơ sở giáo dục đại học

,

quy định đối với hiệu trưởng

,

Luật giáo dục đại học

,

tiểu chuẩn hiệu trưởng

,

tiêu chuẩn hiệu trưởng trường đại học

.footer-article { padding: 5px; background-color: #ffd4d6; font-size: 12px; line-height: 20px; text-align:left; } .footer-article a{ color:blue; }

Báo điện tử VTC News cập nhật liên tục NHANH NHẤT Tin tức trong ngày hôm nay - Tin tức Thể Thao - Phóng sự khám phá - Chính trị Xã Hội cực NÓNG - Tình hình an ninh 24h qua MỚI NHẤT. Mọi thông tin góp ý, chia sẻ xin vui lòng gửi về hòm thư toasoan@vtc.gov.vn.

Ngày đăng: 08:54 | 07/11/2018

/ https://vtc.vn