Cảnh sát cứu người là chuyện bình thường, đôi khi đó còn là nhiệm vụ. Nhưng cứu người mà đối mặt với những hiểm họa không hề hay biết, lại chính là những câu chuyện đầy day dứt.
Cảnh sát cứu người là chuyện bình thường, đôi khi đó còn là nhiệm vụ. Nhưng cứu người mà đối mặt với những hiểm họa không hề hay biết, lại chính là những câu chuyện đầy day dứt.
Đó là trường hợp hai công an huyện (Triệu Sơn) và một công an xã (xã Dân Quyền, huyện Triệu Sơn) ở Thanh Hóa đang phải điều trị chống phơi nhiễm HIV do dính máu người nhiễm bệnh.
Trước đó, vào đầu tháng 10.2018, hai tên trộm vào xã Dân Quyền, huyện Triệu Sơn (Thanh Hóa) bắt trộm chó bị dân phát hiện và vây đánh. Các chiến sĩ cảnh sát phải đến giải tán đám đông và đưa hai kẻ trộm đi bệnh viện cấp cứu.
Trong quá trình xử lí công việc, các chiến sĩ bị xây xát và dính máu từ những kẻ trộm nhiễm HIV nên phải nhập viện điều trị, xử lí chống phơi nhiễm.
Trong nhiều trường hợp, các chiến sĩ cảnh sát trấn áp tội phạm hay xử lí các vụ việc về trật tự an ninh, hiểm nguy không chỉ là các đối tượng có dao búa hay hàng nóng, là những thứ các chiến sĩ có thể nhìn thấy và có biện pháp để khắc chế chúng bằng nghiệp vụ của mình. Nhưng trường hợp bị dính máu của đối tượng nhiễm HIV, đó là thứ ẩn họa không thể biết trước và không lường trước được.
Còn nhớ dạo tháng 6.2018, thông tin 8 chiến sĩ cảnh sát thuộc Công an tỉnh Hưng Yên cũng đã bị phơi nhiễm với HIV vì trong quá trình trấn áp tội phạm ma túy đã khiến dư luận bàng hoàng. Nguy cơ nhiễm HIV đối với người bị phơi nhiễm còn là nỗi lo gấp bội đối với người thân, gia đình và đồng đội, bạn bè.
Một trong những địa phương có nhiều trường hợp chiến sĩ công an bị phơi nhiễm HIV trong quá trình làm nhiệm vụ là Hải Phòng. Năm 2010, tại Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS Hải Phòng có trên 90% bệnh nhân thuộc lực lượng công an. Họ là những cán bộ cảnh sát khu vực phụ trách địa bàn có nhiều đối tượng nghiện hút chích. Họ là những chiến sĩ phải thường xuyên truy bắt tội phạm ma túy và đối mặt với hiểm nguy bị dính máu nhiễm HIV…
Không ít ý kiến đặt câu hỏi “tại sao, tại sao…” không sử dụng các công cụ bảo hộ để tránh bị dính máu nhiễm HIV. Nhưng cần biết rằng, đó là sự chuẩn bị cho các tình huống thông thường. Còn các chiến sĩ cảnh sát khi làm nhiệm vụ, có những tình huống bất ngờ, phát sinh đột xuất, nếu phải chờ trang bị những dụng cụ bảo hộ thì đối tượng phạm tội đã cao chạy xa bay sau khi kịp gây ra hậu quả khó lường.
Trường hợp các chiến sĩ cảnh sát bị phơi nhiễm HIV trong quá trình làm nhiệm vụ đã xảy ra khá nhiều và cũng đã đến lúc cần có những kịch bản bảo vệ, phòng tránh được xây dựng từ đó triển khai trang bị cần thiết cho những trường hợp, tình huống nhất định.
3 chiến sĩ công an bị phơi nhiễm HIV khi giải cứu kẻ trộm chó
- Trong lúc vây bắt đối tượng trộm chó, 3 chiến sĩ công an ở huyện Triệu Sơn (Thanh Hóa) không may dính vào máu ... |
Spa cá rỉa: Liệu pháp làm đẹp "chết người", coi chừng hoại tử, nhiễm HIV
Liệu pháp spa cá rỉa khiến nhiều người thích thú vì cảm giác tê tê, nhột nhột giúp massage chân, nhưng liệu pháp này cũng ... |
Nhiều người nhiễm HIV ở Phú Thọ: Người trong cuộc vẫn mù mờ về bệnh
Nhiều người dân xã Kim Thượng, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ tỏ ra thờ ơ, thậm chí chưa hiểu hết về căn bệnh này. |
Ngày đăng: 16:37 | 11/10/2018
/ https://laodong.vn