Từ đầu năm 2018 đến nay, nhiều cuộc thanh tra, kiểm toán đã phát hiện các sai phạm đất đai trong quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước CPH DNNN.
Thanh tra Chính phủ (TTCP) đã có kết luận hàng trăm vụ đấu giá đất trong quá trình CPH DNNN không thông qua đấu giá, nhiều mảnh đất có giá trị hàng nghìn tỷ đồng nhưng khi cổ phần hóa (CPH) bán cho các DN tư nhân chỉ với giá vài trăm tỷ đồng, làm thất thoát nguồn tài sản rất lớn của Nhà nước.
Thất thoát hàng nghìn tỷ đồng
Đầu năm 2018, Kiểm toán Nhà nước có báo cáo kết quả kiểm toán quyết toán ngân sách nhà nước năm 2016. Qua kiểm toán, đối chiếu 329 dự án, Kiểm toán nhà nước đã kiến nghị xử lý tài chính 7.778 tỷ đồng.
Thanh tra chính phủ chỉ ra nhiều sai phạm khi cổ phần hóa hãng phim truyện Việt Nam. (Ảnh: Khánh An).
Trong đó, Thanh tra chính phủ đã chỉ ra thất thoát tại khu đất vàng 8-12 Lê Duẩn (TP. HCM) có diện tích gần 5.000 m2, giá thị trường 470 triệu đồng/m2, tổng giá trị hơn 2.300 tỷ đồng. Tuy nhiên, UBND TP.HCM đã có quyết định chấp thuận cho CTCP Đầu tư Lavenue sử dụng lô đất hơn 621,7 tỷ đồng, duyệt đơn giá thuê đất tại số 12 Lê Duẩn theo giá thị trường chỉ hơn 3,5 triệu đồng/m2/năm.
Mới đây, Thanh tra chính phủ đã ra kết luận về quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất tại vị trí đắc địa của các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp nhà nước tại Hà Nội giai đoạn 2003 – 2016. Hàng loạt nhà máy, xí nghiệp nhà nước sau khi chuyển đổi thành cao ốc thương mại đã làm thất thu số tiền lên tới gần 4.000 tỷ đồng.
Tính đến hết năm 2016, trên địa bàn Hà Nội có 69 dự án với tổng diện tích 180 ha đất đã được chuyển đổi sang vị trí khác. Đây là những dự án vốn là đất của các cơ sở sản xuất trong nội thành.
Sau khi TP. Hà Nội có chủ trương di dời những nhà máy không còn phù hợp hoặc gây ô nhiễm ra ngoại thành, các khu đất này đều được chuyển mục đích sử dụng đất làm chung cư, khách sạn, trung tâm thương mại…
Ngoài một số dự án khi lựa chọn nhà đầu tư đưa lợi thế đất để đấu giá, thu về cho Nhà nước số tiền lớn, vẫn còn 38 DN không tổ chức đấu giá lựa chọn nhà đầu tư mà tự thỏa thuận, nên thu được thấp. Tổng số tiền sai phạm được phát hiện qua thanh tra 38 dự án chuyển mục đích sử dụng đất lên tới gần 4.000 tỷ đồng.
Video: Những lưu ý khi mua nhà đất
Điển hình nhất là câu chuyện cổ phần hóa Hãng Phim truyện Việt Nam (VFS) đã từng làm dậy sóng dư luận, khi vấn đề là các mảnh đất "vàng" mà VFS đang sở hữu. Quá trình cổ phần hóa có nhiều sai phạm, Thanh tra chính phủ đã kiến nghị Chính phủ chỉ đạo VFS điều chỉnh lại giá trị doanh nghiệp tại thời điểm chính thức chuyển sang công ty cổ phần.
Triệt tiêu động cơ "săn" đất
Như vậy, câu chuyện cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước đang có rất nhiều vấn đề còn tranh luận liên quan đến các mảnh đất "vàng".
Mới đây, trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội về định giá đất đai trong cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết: Việc xác định giá trị sử dụng đất khi cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước được thực hiện theo Luật Đất đai từng thời kỳ. Trước năm 2011, đất thuê phải tính giá trị, vị trí, giá thuế. Từ năm 2013, tính tiền thuê đất theo sát giá trị thị trường, DN phải nộp ngân sách phần chênh lệch.
Việc quản lý về đất đai trong quá trình cổ phần hoa thuộc trách nhiệm của UBND cấp tỉnh. Một số doanh nghiệp sau cổ phần hóa lợi dụng việc di dời cơ sở ô nhiễm ra khỏi nội đô, chuyển đổi mục đích sử dụng đất không qua đấu giá.
Tuy nhiên, Bộ trưởng khẳng định, việc quản lý đất đai không ảnh hưởng đến cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.
Liên quan đến khẳng định của Bộ trưởng Bộ Tài chính, GS. Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ TN&MT, cho rằng câu chuyện vướng mắc làm cho cổ phần hóa bị méo mó là nhiều doanh nghiệp tư nhân đi "săn" đất của doanh nghiệp nhà nước.
"Các doanh nghiệp tư nhân săn lùng mua cổ phần của các doanh nghiệp nhà nước để có 51% cổ phần, có quyền chi phối, lãnh đạo doanh nghiệp, để họ biến báo những mảnh đất theo mục đích của họ", ông Võ nói.
Ts. Ngô Trí Long, chuyên gia kinh tế, cho rằng nếu nói đất đai không ảnh hưởng đến cổ phần hóa là không đúng. Hiện nay có hai hình thức mà các cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước thực hiện: tính giá trị đất để bán hẳn và giá trị đất để cho thuê.
Một số doanh nghiệp tư nhân ở TP.HCM thuê đất "vàng", nhưng từ thuê chuyển sang xây dựng chung cư để bán. Như vậy ở đây có sự không rõ ràng, làm thất thoát ngân sách nhà nước.
"Nếu bán thì phải đấu giá, vì giá thị trường cao hơn giá nhà nước 30-40%. Nếu thuê lại tính giá khác và khi chuyển mục đích sử dụng phải có ý kiến phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền", ông Long phân tích.
Theo GS. Đặng Hùng Võ, từ vấn đề này cần quy định trước và sau cổ phần hóa không được thay đổi công năng sử dụng đất, đơn cử đất của VFS chỉ được làm phim trường, như thế các doanh nghiệp tư nhân sẽ không còn mặn mà.
Những ai đã bị xử lý kỷ luật vì vi phạm trong kê khai tài sản?
Số người đã kê khai tài sản, thu nhập trong năm 2018 là 1.136.902 người; đạt tỷ lệ 99,8% so với số người phải kê ... |
Vì sao TP.HCM chậm triển khai cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước?
Lãnh đạo TP.HCM cho rằng, nguyên nhân khiến quá trình cổ phần hóa ở TP chậm trễ là do phương án sắp xếp, đổi mới ... |
Loạt dự án ở Hà Nội biến nhà máy thành cao ốc: Thất thoát gần 4.000 tỷ đồng
Hàng loạt các nhà máy, xí nghiệp của nhà nước sau khi chuyển đổi thành cao ốc thương mại đã làm thất thu nguồn vốn ... |
Sau cổ phần hóa, hoạt động của các doanh nghiệp khởi sắc
Thực tế cho thấy, sau khi cổ phần hóa, trong 6 tháng đầu năm 2018, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đã ... |
Ngày đăng: 09:40 | 08/11/2018
/ https://vtc.vn