Mới thành lập nhưng Công ty Hương Thành đã nhận được hợp đồng cung cấp thực phẩm cho 20 trường ở huyện Thuận Thành.
Công ty đầu tư tài chính làm cung cấp thực phẩm
Ngày 20/3/2019, cơ quan công an Bắc Ninh đang vào cuộc điều tra, làm rõ nguyên nhân hơn 200 học sinh cùng nhiễm sán lợn trong cùng một khoảng thời gian. Nghi vấn của các phụ huynh là việc này có liên quan tới thực phẩm. Được biết, Công ty TNHH Đầu tư tài chính Hương Thành (công ty Hương Thành) là đơn vị cung cấp thực phẩm cho nhiều trường mầm non và tiểu học trên địa bàn.
Theo tìm hiểu của Đất Việt, công ty Hương Thành có giấy phép đăng ký kinh doanh vào tháng 3/2019, có trụ sở tại TP. Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Công ty này do 2 cá nhân góp vốn thành lập lên.
Mặc dù mang tên là đầu tư tài chính nhưng Công ty Hương Thành được cấp phép hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực chế biến thực phẩm, nông sản.
Chỉ sau 1 năm thành lập, công ty Hương Thành đã nhận được hợp đồng cung cấp thực phẩm cho 18 trường mầm non và 2 trường tiểu học trên địa bàn huyện Thuận Thành, chiếm đa số trường có bếp ăn bán trú trên địa bàn (20/26 trường).
Trụ sở Công ty Hương Thành đóng kín.
Để tiện cung cấp thực phẩm cho 20 trường, Công ty Hương Thành từng thành lập một chi nhánh ở xã Xuân Lâm, huyện Thuận Thành nhưng sau đó chi nhánh này đã không hoạt động.
Trụ sở của công ty Hương Thành ở địa chỉ 57 Lê Chân, P. Đại Phúc, TP. Bắc Ninh hiện đã gỡ bảng hiệu, không có biểu hiện hoạt động. Theo người chủ ngôi nhà, công ty Hương Thành thuê lại căn nhà với hợp đồng 1 năm (từ tháng 3/2018 đến 3/2019). Hiện hai bên đã hết hạn hợp đồng và Công ty Hương Thành chuyển đi.
Khi sự việc xảy ra, dư luận nghi ngờ, cơ quan chức năng vào cuộc kiểm tra, cả Công ty Hương Thành và nhiều trường học đều không còn lưu mẫu thực phẩm đã sử dụng trước đó. Điều này được ông Nguyễn Thanh Phong - Cục trưởng Cục ATTP, Bộ Y tế khẳng định, như thế là vi phạm pháp luật.
Theo thông tin từ tờ Tiền phong đưa sáng ngày 22/3/2019, nhiều cơ sở thực phẩm thừa nhận có hợp đồng nhưng không bán hàng cho công ty Hương Thành. Đơn cử như trường hợp của bà Nguyễn Thị Bắc có hợp đồng cung cấp hoa quả với công ty Hương Thành từ tháng 5/2018 nhưng bà Bắc chưa bán bất cứ sản phẩm nào cho Công ty Hương Thành.
Bản thân bà Bắc cũng khá bất ngờ trước việc Công ty Hương Thành ký hợp đồng rồi bỏ đi mà không có hồi âm gì với bà.
Ông Đỗ Mạnh Dũng, chủ hộ kinh doanh đậu phụ trú tại xã Đình Du, Văn Lâm, Hưng Yên cũng giống như trường hợp của bà Bắc. Ông Dũng cũng cho hay, đã ký hợp đồng ngày 12/5/2018 với Công ty Hương Thành. Tuy nhiên gần 1 năm sau khi ký hợp đồng, ông Dũng cũng không bán được một bìa đậu nào cho Công ty Hương Thành.
Ngoài ra, cơ sở có hợp đồng cung cấp rau ở Gia Lâm - Hà Nội, cung cấp thì gà, thịt lợn tại huyện Thuận Thành, Bắc Ninh cũng có hợp đồng với công ty Hương Thành nhưng đều cho biết, số lượng cung cấp rất ít, có thể nói không đáng kể.
Trong khi đó, trả lời báo chí, ông Đoàn Duy Phương - Phó Giám đốc Công ty Hương Thành khẳng định, số thực phẩm cung cấp vào 20 trường học tại huyện Thuận Thành đều đảm bảo, có giấy tờ chứng minh nguồn gốc và đảm bảo về vệ sinh an toàn thực phẩm, và có hợp đồng cụ thể trước đó với các trường.
Trước những bằng chứng mà phụ huynh đưa ra tố Công ty Hương Thành cung cấp thực phẩm không đảm bảo chất lượng, ông Phương cho rằng cần chờ cơ quan chức năng vào cuộc điều tra làm rõ.
Cung cấp thực phẩm vào trường học: Quá khó khăn!
Được biết, trên địa bàn huyện Thuận Thành hiện có hàng chục công ty hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm nhưng theo thông tin tử Phòng GD&ĐT huyện Thuận Thành, chỉ có 3 doanh nghiệp cung cấp thực phẩm vào trường học.
Trường mầm non Thanh Khương, huyện Thuận Thành.
Trao đổi với Đất Việt, một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế biến thực phẩm ở Bắc Ninh chia sẻ: "Việc cung cấp thự phẩm vào bếp ăn trường học hay bếp ăn công nhân là điều rất khó. Ngoài việc phải lo đủ các loại giấy tờ thì còn phải có nhà xưởng chế biến, nơi bảo quản, cạnh tranh giá cả với các cơ sở khác. Đấy là còn chưa kể các chi phí khác".
Hai năm trước, đơn vị này từng chào hàng tại nhiều trường trên địa bàn TP. Bắc Ninh và các huyện lân cận nhưng đều bị "đánh bật" bởi những doanh nghiệp khác.
Vấn đề cung cấp thực phẩm vào trong trường học cũng từng được chính bà Phạm Thị Huân - Tổng Giám đốc Công ty Ba Huân thừa nhận rất khó (nếu như không muốn nói là không thể) vì "họ có mắt xích hết rồi" vào đầu năm 2018.
"Tôi nói thẳng, các bếp ăn trường học, khu công nghiệp... đều đã có mắt xích sẵn của họ, có chân rết từ các nguồn cung cấp bên ngoài. Họ mua hàng trôi nổi bên ngoài, thậm chí mua hàng từ các chợ chiều để chế biến cho công nhân ăn" - bà Huân cho biết.
Còn ông Ưng Thế Lãm, đại diện Nông gia trang, một đơn vị cung cấp rau sạch cho hay: “Vấn đề chung chi cho các bếp trưởng là có thật và tỷ lệ chung chi là khoảng 20 – 30%. Còn lại, doanh nghiệp phải tự cân đối để có lãi khi bán hàng vào các kênh này. Tuy nhiên, nếu làm thực phẩm sạch, với tỷ lệ chung chi như trên thì doanh nghiệp không thể làm được, vì không đủ vốn
Đôi lúc tôi hỏi bếp trưởng rằng thực phẩm trôi nổi, không an toàn vậy, làm sao ăn? Có bếp trưởng bảo rằng nhà bếp không bao giờ ăn, chỉ để bán cho công nhân, học sinh mà thôi…”.
Vòng đời ấu trùng thành sán lợn ký sinh cơ thể người
Vòng đời ấu trùng thành sán lợn ký sinh cơ thể người |
Phụ huynh không cho con ăn ở trường vì mất niềm tin
Chuyên gia tâm lý giáo dục cho rằng, để xảy ra mất an toàn vệ sinh thực phẩm trách nhiệm chính là nhà trường. |
Thích ăn tiết canh, người đàn ông nhập viện vì sán làm tổ trong não
Mức độ nguy hiểm của ấu trùng sán lợn sẽ phụ thuộc vào cơ quan mà chúng ký sinh. Nguy hiểm nhất là sán làm ... |
Ngày đăng: 14:53 | 22/03/2019
/ http://baodatviet.vn