Nhiều người là GS, PGS đứng lớp giảng dạy nhưng chỉ giảng theo một giáo trình soạn sẵn, dạy theo lối mòn, theo thói quen

GS, PGS không nghiên cứu thì dạy gì?

Trước thực tế đang có khoảng vài trăm GS, PGS thường xuyên đứng lớp giảng dạy nhưng lại không làm công tác nghiên cứu khoa học, PGS.TS Nguyễn Thiện Tống chỉ ra nhiều nguyên nhân.

hang tram gs pgs giang day khong nghien cuu hao danh

Được phong GS là danh xưng tối cao, thảo mãn được tận cùng ham muốn về bằng cấp. Minh họa: Dân trí

Thứ nhất, vị PGS cho rằng, sự khác biệt của Việt Nam với thế giới là, khi được là GS, PGS thì đó là học hàm và danh hiệu rất cao quý. Những người được phong giáo sư, phó giáo sư là vĩnh viễn; họ không phải giáo sư của một trường mà của cả quốc gia. Họ không chỉ có nơi họ làm việc trả tiền mà họ còn có bổng lộc của nhà nước. Họ không đi dạy nữa nhưng họ vẫn là giáo sư, họ đi làm việc ở cơ quan chính quyền, đoàn thể, thì họ vẫn là giáo sư.

Khi đã đạt được tới chức danh GS, PGS là họ đã thỏa mãn được tận cùng sự ham muốn về bằng cấp. Chính vì tâm lý đó nên nhiều người sau khi có được chức danh này thì không cần tham gia giảng dạy hay thực hiện nghiên cứu nữa.

Thứ hai, một số chạy theo danh xưng GS, PGS chỉ để thỏa mãn những mục đích được oai, có danh xưng chỉ để được gọi là GS, nên nhiều người làm quản lý nhà nước cũng muốn có được danh xưng GS, PGS.

Thứ ba, trong số những người thực hiện nghiên cứu cũng chỉ có một số ít các ứng viên có được các bài báo nghiên cứu có chất lượng, bằng chính thực lực của mình. Một số không nhỏ phải đi mua, đi thuê, thậm chí đánh cắp cả công trình nghiên cứu của đồng nghiệp, kể cả học sinh của mình để đáp ứng đủ tiêu chuẩn xét phong cho chức danh GS, PGS.

Chính vì các ứng viên tham gia xét chọn nhưng lại không làm nghiên cứu thực sự nên khi đạt được chức danh GS, PGS thì cũng không làm nghiên cứu được.

"Việc Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước cho biết có hàng trăm GS, PGS không nghiên cứu nhưng vẫn giảng dạy không nói nên điều gì. Vấn đề là dù có thực hiện nghiên cứu thì cũng còn phải xem chất lượng nghiên cứu thế nào? Những nghiên cứu đó có đóng góp, giúp ích gì cho nền khoa học của nước nhà hay không?", PGS Nguyễn Thiện Tống đặt vấn đề.

Vấn đề nữa, vị PGS cho rằng nguồn kinh phí phục vụ nghiên cứu cũng là vấn đề lớn. Việc phân bổ nguồn kinh phí hiện nay chưa phù hợp, tiền thay vì chảy về các trường đại học thì lại đang chảy vào các viện nghiên cứu, sinh viên, nghiên cứu sinh gần như không được hưởng lợi.

Chính từ những tồn tại nói trên, nên công tác giảng dạy và đào tạo đã không đi cùng với chất lượng đạt được. Nhiều người là GS, PGS đứng lớp giảng dạy nhưng chỉ hơn nhau ở danh xưng, về trình độ không khá hơn một TS, giảng bài theo một giáo trình soạn sẵn, dạy theo lối mòn, theo thói quen, thiếu sáng tạo.

Việc này khác hoàn toàn những GS, PGS vừa thực hiện nghiên cứu vừa giảng dạy. Vì muốn nghiên cứu phải có các cộng sự, có sinh viên, có đồng nghiệp, có đề tài nghiên cứu. Nghiên cứu chính là cách vừa học vừa làm, với những trường hợp này, họ sẽ luôn có những cái hay, cái mới để giảng dạy, truyền đạt cho sinh viên thay vì chỉ giảng những bài lý thuyết, được soạn theo giáo trình có sẵn.

Chất lượng thấp hơn nhiều

Cũng chính từ cách tư duy lười biếng, hạn chế nói trên, nên PGS Nguyễn Thiện Tống cho rằng, đã có tâm lý coi thường bằng cấp, không tin vào trình độ, năng lực đào tạo trong nước. Một GS được đào tạo ở nước ngoài trở về nước giảng dạy, luôn được đánh giá là có trình độ cao hơn những người được đào tạo trong nước.

Trên thực tế, khi nhìn vào cả số lượng và chất lượng GS, PGS Việt Nam hiện nay so với các nước trong khu vực luôn có vị trí rất thấp. Nhiều ứng viên tham gia làm GS, PGS có mặt bằng đi lên hạn chế, đa số là được đào tạo từ hệ tại chức, vừa học vừa làm, có trình độ năng lực không đáp ứng được yêu cầu.

Thứ hai, vì chạy theo số lượng, chỉ tiêu nên nhiều trường đưa ra tiêu chuẩn rất thấp. Đề thi tuyển TS có khi còn dễ hơn cả đề thi vào đại học.

Thứ ba, có nghiên cứu sinh thì người thầy mới có được thành tích để làm hồ sơ xét phong GS, PGS, vì thế, nhiều người không đủ tiêu chuẩn cũng được nâng đỡ, đưa vào đào tạo cho đủ chỉ tiêu.

"Chính tôi từng được một GS gửi gắm, nhờ vả kèm cặp người quen nhưng tôi đã từ chối thẳng do đánh giá năng lực không đáp ứng được yêu cầu.

Tình trạng của việt nam hiện nay một phần là do trình độ kém, lại thêm việc đào tạo, xét phong các chức danh GS, PGS còn quá dễ dãi, lỏng lẻo là nguyên nhân kéo nền học thuật chung kém xuống", PGS Nguyễn Thiện Tống chứng minh.

Hàng trăm GS, PGS giảng dạy, không nghiên cứu: Lý thuyết suông

Để khắc phục thực trạng trên, PGS Nguyễn Thiện Tống cho rằng, việc trước hết là phải dừng lại hệ đào tạo tại chức, xiết chặt tiêu chuẩn đầu vào tuyển sinh, nâng cao chất lượng đào tạo.

Tiếp đến là tổ chức liên kết, mời giảng viên có uy tín tại các tổ chức quốc tế cùng tham gia hợp tác giảng dạy hoặc đồng hướng dẫn cho các sinh viên làm nghiên cứu từ TS trở lên.

Vấn đề nữa, là thay đổi cơ chế, tập trung việc đào tạo TS, GS, PGS vào các trường đại học. Nhanh chóng xác nhập các viện nghiên cứu vào với các trường, không thể để các viện cũng có quyền đào tạo TS là không ổn.

"Tôi nghe rất nhiều phản ánh những việc đào tạo TS tại các viện nghiên cứu bộc lộ nhiều tiêu cực, chất lượng đào tạo yếu, kém, không bảo đảm. Cần phải chấm dứt", PGS Nguyễn Thiện Tống nhấn mạnh.

hang tram gs pgs giang day khong nghien cuu hao danh Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước đề nghị kiểm tra vụ tố đạo văn

Tổng thư ký Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước vừa có văn bản yêu cầu ngành ngôn ngữ học kiểm tra việc GS ...

hang tram gs pgs giang day khong nghien cuu hao danh Cả nước có 1.600 Giáo sư nhưng chỉ có hơn 200 người còn đang nghiên cứu

Hiện trên cả nước đang có khoảng 1.600 Giáo sư, 10.000 Phó giáo sư, trong đó có nhiều người đã mất hoặc về hưu. Tuy ...

Ngày đăng: 17:00 | 23/05/2018

/ Đất Việt