Xin được giới thiệu với bạn đọc bài viết mới của chuyên gia quân sự Nga quen thuộc Roman Skoromokhov về Hải quân Trung Quốc
(Chúng tôi đã giới thiệu các bài viết của ông về các phương tiện tác chiến điện tử, pháo…trong các loạt bài trước-ND).
Bài thứ nhất với tiêu đề trên mới đăng trên “Bình luận quân sự” (Nga) ngày 3/8/2018, xin giới thiệu để bạn đọc tham khảo cách nhìn của tác giả.
Cũng xin có một ý nhỏ là văn phong của Roman Skoromokhov hơi khó đọc, xin bạn đọc thông cảm và chịu khó. Tất cả các ảnh trong bài đều là của tác giả.
Nếu như bạn đăng ký tờ báo Trung Quốc phiên bản tiếng Nga “Nhân dân nhật báo”, thì , ngoài những bức ảnh đẹp (quả là đẹp thật) chụp từ các cánh đồng và nhà máy, còn có thể “lọc” được một cái ý ngầm mà chúng ta thường gọi là tuyên truyền theo giọng điệu (nguyên văn “phong cách”) “chớ có đụng đến ta”.
Các thông báo cụ thể về lễ hạ thủy/đưa vào trang bị các tàu mới lớp lớn thường xuyên “lấp lánh” trên mặt tờ báo Trung Quốc này.
Tuy không ở trang đầu hoặc xếp vào mục tin quan trọng nhất, nhưng dù sao thì…
Các chuyên gia am hiểu (am hiểu thật chứ không phải chuyên gia trong ngoặc kép) đều đồng thanh nói rằng Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (CHNDTH) không chỉ đơn giản là đang xây dựng một lực lượng hải quân đồ sộ, mà còn đang hiện thực hóa một chương trình hiện đại hóa hải quân có quy mô lớn nhất trên thế giới.
Và hoàn toàn có khả năng rằng chính Trung Quốc sẽ là nước dẫn đầu trong cuộc chạy đua vũ khí biển (hải quân) trong tương lai gần.
(Chúng tôi sẽ giới thiệu một số bài có quan điểm như vậy-ND).
Ở đây, ngay lập tức xuất hiện một câu hỏi: Trung Quốc sẽ (tỏ ra) thân thiện để chống lại ai với một số lượng tàu như vậy?
Và lực lượng hải quân CHNDTH đáng sợ đến mức độ nào nếu tính từ góc độ chất lượng chứ không phải chỉ tính theo tiêu chí số lượng?
Có nghĩa là sẽ (phải) so sánh Hải quân của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Hoa (PLA) với hải quân nước nào: Nga, Mỹ, Nhật Bản hay Ấn Độ?
Có lẽ nên bắt đầu từ chính những đánh giá số lượng- chất lượng.
Hạm đội tàu nổi. Chúng (các tàu nổi) dễ nhìn thấy hơn cả, chính vì thế mà nên bắt đầu từ lực lượng này là hợp lý nhất.
Tàu sân bay. Theo danh sách có 2 chiếc, nhưng có chút “tế nhị” ở đây. Một chiếc- đó là chiếc TAVKR (phân loại của Nga - tàu tuần dương mang máy bay hạng nặng- như tàu “Kuznhetsov”-ND) “Varjag” (của Ucraine-ND) được đóng hoàn chỉnh, có nghĩa là hoàn toàn không trong trắng như học sinh lớp một, còn chiếc thứ hai- đó là, nếu xét về mặt bản chất, cũng chính là “Varjag”, nhưng chỉ khác một điều là đã được đưa qua máy photocopy Trung Quốc.
Chính vì thế mà “Sơn Đông” (tức chiếc thứ hai-ND) tuy có tốt hơn so với “Liêu Ninh”/”Varjag”, vì ít nhất thì, nó mang nhiều hơn (“Liêu Ninh”/”Varjag”) tới 10 chiếc máy bay và được đánh giá là (nó) không phải tàu huấn luyện.
Như vậy, tính tổng cộng- một chiếc rưỡi. Nhưng người Trung Quốc đang khẩn trương đóng chiếc thứ ba (quả thực, họ biết cách đóng rất nhanh).
Chiếc thứ ba này sẽ là một tàu sân bay thuần chủng, bởi vì nó sẽ được lắp các máy phóng với tất cả những gì cần thiết đi kèm.
Tàu khu trục. 37 chiếc. Quả là một sức mạnh. Thêm nữa, dù đó là những tàu già nua nhất, như “Luda” (theo phân loại của NATO-ND), xét cho cùng thì vẫn là các tàu của chúng ta (Nga) dự án 41, được đóng từ đầu những năm 70 của thế kỷ trước.
Về mặt lý thuyết – có cùng trình độ với (tàu) chúng ta. Còn về thực tế như thế nào – chúng ta sẽ bàn sau.
Đấy là chưa tính tới các tàu mới dự án 055, - những tàu này (dự án 055-ND) trông rất giống với “Zumwalt” (tàu khu trục Mỹ-ND).
Khinh hạm. 71 chiếc. Xương sống (thành phần chủ chốt của các tàu lớp khinh hạm-ND), tất nhiên, là các tàu dự án 054/054А, nhưng những tàu còn lại, nói chung là cũng chỉ tầm tầm bậc trung .
Các tàu hộ vệ. 41 chiếc và còn đang đóng tiếp.
Các tàu đổ bộ
Lớp tàu đổ bộ đa năng “Qingchenshan” (xin quý vị nào biết tên Hán Việt thay hộ ạ-ND) (dự án 071). Có 4 chiếc. Đấy là “Mistral” hay là một cái gì đó tương tự như vậy.
Tàu mang máy bay lên thẳng, tàu mang sỹ quan chỉ huy, bệnh viện nổi, v.v và v.v. Tàu đổ bộ cỡ lớn. 25 chiếc.
Tàu đổ bộ cỡ vừa. 15 chiếc.
Tàu đổ bộ cỡ nhỏ. 46 chiếc.
Các tàu chiến mang tên lửa cỡ nhỏ và các tàu bảo đảm cỡ nhỏ khác chúng ta không tính, - có nhiều những tàu như vậy. Thậm chí rất nhiều.
Hạm đội tàu ngầm .Tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo lớp “Kim” (Nhà Kim). 4 chiếc.
Phải đặc biệt nhấn mạnh là các tàu này, muốn nói thế nào thì cũng phải công nhận là chúng còn tương đối mới.
Cộng thêm một chiếc tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo dự án 092 “Hạ” (Nhà Hạ), đang trực chiến sau khi đã được hiện đại hóa, nhưng dù sao vẫn là (tàu ngầm) của thế kỷ trước.
Rất có thể, con tàu này (tàu dự án 092-ND) đang thực hiện sứ mệnh là một con tàu huấn luyện, nếu tính tới các tàu ngầm hạt nhân mới cũng mang tên lửa đạn đạo dự án 096 “Tống” , thì rất có thể, (chiếc tàu dự án 092”Hạ”) đã (hoặc sẽ) được thanh lý.
Rất khó bàn về tàu ngầm hạt nhân đa năng. Vào thời điểm hiện tại Trung Quốc đang tái trang bị cho các tàu lớp này, nên trong các bảng thống kê và các bản báo cáo, mọi số liệu cứ loạn cả lên.
Nhưng ít nhất (thì cũng có thể đưa ra một số thông tin sau-ND). Hiện giờ trong trang bị Hải quân PLA đang có 3 tàu ngầm hạt nhân lớp “Hán”.
Đã từng có 5 chiếc, nhưng chắc chắn đã có 2 chiếc bị loại biên và chúng sẽ được thay thế bằng các tàu ngầm thế hệ mới.
Thế hệ mới – đó là các tàu ngầm hạt nhân dự án 093 “Thương” (Nhà Thương-ND).
Đến thời điểm hiện tại có 4 chiếc (dự án 093-ND), 2 chiếc đã hiện đại hóa lên chuẩn 093A, tiếp theo nữa thì các tàu lớp này sẽ được đóng theo dự án 093B. Trong năm 2017, Hải quân PLA đã nhận 2 tàu ngầm hạt nhân như vậy.
Tính tổng cộng số lượng tàu ngầm hạt nhân đa năng trong biên chế của Hải quân PLA – 9 chiếc. Nghe thì có vẻ nhiều, nhưng 14 (13) tàu ngầm hạt nhân- đó là quy mô (số lượng) tương đương với nước Anh.
(Anh) cũng có 4 tàu ngâm hạt nhân mang tên lửa đạn dạo xuyên lục địa và 9 (6 chiếc đang trực chiến và 3 chiếc đang được đóng) tàu ngầm hạt nhân đa năng. Trình (độ) thì như vậy, nhưng ….
Hải quân PLA có số lượng tàu ngầm phi hạt nhân (tàu ngầm điện –diezel –ND) lớn nhất! Tới 53 chiếc (con số không chính xác).
Ở đây (về các tàu ngầm phi hạt nhân-), quả thực, thành phần rất phức tạp.
Từ những tàu ngầm đã cũ trông thấy đóng theo dự án 633 “Romeo”, “Paltusov” Xô Viết và “Varshianka” đã của Nga cho đến những tàu ngầm phi hạt nhân mới nhất dự án 039A/B, - nói thệm là các tàu (dự án 039A/B) thực sự là một cuộc lai tạp rất ngộ nghĩnh giữa phần thân tàu dự án 636 của Nga với động cơ– từ tàu ngầm “Gotland” Thụy Điển.
Con số 53 tàu là số liệu không đảm bảo chính xác 100%. Trong năm 2017, Hạm đội tàu ngầm (Hải quân PLA) đã tiếp nhận ít nhất 3 tàu ngầm dự án 039, nhưng còn con số thực về những tàu cũ được thanh lý (chắc chắn phải thanh lý những chiếc tài đã quá cũ nào đó), thì không tìm thấy.
Chính vì thế mà số lượng các tàu ngầm điện- diesel có thể sẽ dao động trong khoảng từ 53 đến 56 chiếc.
Có vẻ như mọi việc đều rất ổn. Các tàu đang được đóng, và quả thực đang được đóng với tốc độ cộng sản (nguyên văn-ND).
Mỗi năm tổng lượng giãn nước mới được bổ sung – tức thêm các tàu mới - cho toàn bộ lực lượng Hải quân Trung Quốc) đều tăng, từ mức 40.000 tấn trong năm 2017 đến 80.000 tấn trong năm 2018.
Không nên so sánh năng lực của ngành công nghiệp đóng tàu Trung Quốc với, lấy ví dụ, khả năng sản xuất của ngành công nghiệp đóng tàu Nga.
Kết quả nhận được sẽ rất buồn. Trung Quốc tuy vẫn còn chưa thể vươn tới”trình” của Mỹ, nhưng đã vượt chúng ta. Thật đáng tiếc, nhưng đó là sự thật.
Tuy vậy ….
Lê Hùng- Nguyễn Hoàng (Còn tiếp)
Không mời Trung Quốc tham gia tập trận: Phản ứng đầu tiên của Mỹ
Việc Mỹ không mời Hải quân Trung Quốc (PLAN) tham gia cuộc tập trận đa quốc gia Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC) đang đe ... |
Philippines phản đối Trung Quốc lắp đặt tên lửa ở biển Đông
Chính phủ Philippines vừa gửi công hàm ngoại giao phản đối Trung Quốc lắp đặt tên lửa trên các đảo nhân tạo ở biển Đông. |
Hải quân Trung Quốc hướng tới sở hữu 6 tàu sân bay
Các học giả Trung Quốc đồng loạt nói rằng nước này cần 6 tàu sân bay để thúc đẩy lợi ích ở Tây Thái Bình ... |
Ngày đăng: 16:30 | 05/08/2018
/ http://baodatviet.vn