Trong các nhiệm vụ trọng tâm năm 2022, Hà Nội sẽ mở rộng tiêm vaccine cho trẻ em từ đầu năm 2022 và đầu tư nâng cấp xây dựng hàng loạt bệnh viện, trạm y tế xã...

Hà Nội sẽ mở rộng tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ em, đầu tư nâng cấp hàng loạt bệnh viện ảnh 1
Hà Nội sẽ mở rộng tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ em, đầu tư nâng cấp hàng loạt bệnh viện trong năm 2022

Chiều nay, 14/12, UBND TP Hà Nội tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước, biên chế hành chính, sự nghiệp và phát động thi đua năm 2022. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng dự hội nghị.

Tại hội nghị, UBND TP đã công bố quyết định số 5199 ngày 10/12 của Chủ tịch UBND TP về việc giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán thu chi ngân sách năm 2022.

Sở KH&ĐT đề nghị UBND các quận, huyện, thị xã giao kế hoạch đến đơn vị thực hiện trước ngày 25-12 (cấp xã thực hiện xong trước 31-12); các sở ngành giao kế hoạch cho các đơn vị trực thuộc trước ngày 31/12.

Báo cáo một số nội dung triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch đầu tư công năm 2022, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Đỗ Anh Tuấn đề nghị tập trung khắc phục 5 nhóm tồn tại, hạn chế; trong đó, cần hoàn thành chỉ tiêu chưa đạt của năm 2021 về tỷ lệ lao động qua đào tạo; tỷ lệ hộ dân khu vực nông thôn được cung cấp nước sạch: tỷ lệ cụm công nghiệp đang hoạt động có trạm xử lý nước thải…

Để hoàn thành mục tiêu tăng trưởng 7,0-7,5%, Sở Kế hoạch và Đầu tư đề nghị các Sở, ban, ngành và UBND quận, huyện, thị xã đẩy nhanh phục hồi và phát triển kinh tế để lấy lại đà tăng trưởng trong năm 2022, phấn đấu ngành dịch vụ tăng từ 7,1% trở lên; Công nghiệp tăng từ 8,4% trở lên; Xây dựng tăng từ 10,2% trở lên; Nông nghiệp tăng từ 2,5% trở lên.

Về kế hoạch đầu tư công năm 2022, Sở Kế hoạch và Đầu tư đề nghị các đơn vị thực hiện và giải ngân vốn đầu tư trên cơ sở danh mục và mức vốn được giao, tuân thủ các quy định của pháp luật về đầu tư công, ngân sách nhà nước và các quy định khác liên quan; Tuyệt đối không để phát sinh nợ xây dựng cơ bản.

Theo kế hoạch, Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện chủ đề năm 2022 "Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo,phát triển”. Chỉ tiêu chủ yếu năm 2022: Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 gồm 22 chi tiêu chủ yếu, trong đó: GRDP tăng từ 7,0-7,5% (Chỉ tiêu cả nước là 6,0 6,5%); GRDP/người: 139-141 triệu đồng (Khoảng 6.000 USD; Chỉ tiêu cả nước là 3.600 USD); Tốc độ tăng vốn đầu tư phát triển xã hội: 10%...

Để đạt được các chỉ tiêu trên, Hà Nội đề ra 8 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu. Trong đó Hà Nội sẽ thực hiện nghiêm chỉ đạo của Trung ương, Chính phủ, Bộ Y tế về các giải pháp phòng, chống dịch Covid-19; Xây dựng và thực hiện nghiêm Tiêu chỉ thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 trong các ngành, lĩnh vực;

Ưu tiên công sức, thời gian và nguồn lực để kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19; tập trung đầu tư, củng cố hệ thống y tế trong đó, chú trọng đầu tư cộng và thu hút đầu tư, thực hiện xã hội hóa để triển khai ngay việc nâng cấp trạm y tế xã; Nâng cấp các bệnh viện đã có; Đầu tư các dự án bệnh viện trong quy hoạch; Hoàn thành cải tạo, nâng cấp Bệnh viện đa khoa Sơn tây; Đẩy nhanh tiến độ dự án xây dựng Bệnh viện Nhi Hà Nội giai đoạn 1, dự án nâng cấp Bệnh viện đa khoa huyện Thường Tín giai đoạn 1.

Cùng đó, cần tập trung nâng cao năng lực xét nghiệm của CDC Hà Nội và có các giải pháp phân luồng phân tuyến trong công tác xét nghiệm nhằm đảm bảo nhanh, chính xác và kịp thời cho công tác phòng chống dịch Covid-19; đồng thời xem xét chính sách đặc thủ hỗ trợ đối với các nhân viên y tế cơ sở. Tiếp tục tiêm vaccine phòng Covid-19 để đạt miễn dịch cộng đồng, đồng thời mở rộng tiêm vaccine cho trẻ em từ đầu năm 2022.

Hà Nội cũng sẽ đẩy nhanh sự phục hồi và phát triển kinh tế, trong đó tập trung duy trì sự ổn định kinh tế, bảo đảm cân đối ngân sách. Điều hành ngân sách chủ động. tích cực, an toàn, đúng quy định. Triển khai và quản lý tốt hóa đơn điện tử; trong quý I/2022 phấn đấu 100% doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh (đủ điều kiện theo quy định) triển khai hóa đơn điện tử.

Thực hiện nghiêm các cơ chế, chính sách của Trương ương về tài chính, ngân sách; các gói kích cầu phục hồi phát triển kinh tế. Thúc đẩy sự phục hồi, phát triển các hoạt động dịch vụ thương mại; dịch vụ vận tải, logistics và các chuỗi cung ứng, vùng nguyên liệu, kênh phân phối; tăng sức mua của thị trường trong nước. Phát triển mạnh thương mại điện tử, thanh toán trực tuyến, dịch vụ Mobile Money.

Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến, quảng bá, kích cầu thị trường du lịch; Lựa chọn một số điểm du lịch phù hợp để thực hiện thí điểm du lịch an toàn với Covid-19. Phục hồi và phát triển các sự kiện văn hóa, thể thao, hội chợ, triển lãm, vui chơi giải trí, chiếu phim...

Đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong tất cả các ngành, lĩnh vực kinh tế - xã hội, khai thác tối đa dư địa phát triển ngành thông tin và truyền thông, phát triển các dịch vụ tư vấn trực tuyến (hỗ trợ pháp lý, tư vấn khám chữa bệnh...); dạy học trực tuyến; thương mại điện tử...

Thực hiện tốt việc dạy, học trực tuyến trong tình hình dịch bệnh Covid-19, đảm bảo tiến độ thời gian theo khung chương trình. Phát triển các hoạt động khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo. Tăng cường công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực ngành y. Hà Nội cũng sẽ tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy, tăng cường kỷ cương hành chính; Phê duyệt Đề án vị trí việc làm, sắp xếp các chỉ cục, đơn vị sự nghiệp;

Đảm bảo quốc phòng địa phương, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại. Hoàn thành diễn tập khu vực phòng thủ tại 9 quận, huyện và 2 sở ngành. Xây dựng và thực hiện các phương án, kế hoạch bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các mục tiêu, công trình trọng điểm, sự kiện chính trị, quốc tế, văn hóa, xã hội và đối ngoại quan trọng, hoạt động của lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các đoàn khách quốc tế đến Việt Nam diễn ra trên địa bàn Thủ đô.

Quản lý chặt các ngành nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự; công tác phòng cháy và chữa cháy. Tiếp tục thực hiện 2 dự án cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và dự án sản xuất, cấp, quản lý căn cước công dân gắn chíp điện tử. Tập trung triển khai có hiệu quả các cam kết, thỏa thuận với đối tác quốc tế đã được ký kết...

Chi tiết 22 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 của Thủ đô:

1. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP): 7,0- 7,5%.

2. GRDP bình quân đầu người: 139-141 triệu đồng.

3. Tốc độ tăng vốn đầu tư phát triển xã hội: 10%.

4. Tốc độ tăng tổng kim ngạch xuất khẩu: 5,0%.

5. Chỉ số giá tiêu dùng: dưới 4%.

6. Giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên so với năm trước: 0,1%.

7. Giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân so với năm trước: 0,1%.

8, Duy trì 100% xã/phường/thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế.

9. Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế: 92,5%.

10. Tỷ lệ lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc trên lực lượng lao động trong độ tuổi lao động 40%; Tỷ lệ lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên lực lượng lao động trong độ tuổi lao động: 1,5%.

11. Tỷ lệ đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội thất nghiệp trên lực lượng lao động trong độ tuổi lao động: 37,5%.

12. Giảm số hộ nghèo theo chuẩn mới của Thành phố so với năm trước: 20%.

13.Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị: dưới 4%.

14. Tỷ lệ lao động (đang làm việc) qua đào tạo: 72,2%.

15. Số trường công lập đạt chuẩn quốc gia tăng thêm: 70 trưởng.

16. Tỷ lệ hộ gia đình được công nhận và giữ vững danh hiệu "Gia đình văn hóa"; 88%.

17. Tỷ lệ thôn (làng) được công nhận và giữ vững danh hiệu "Làng văn hóa": 63%.

18. Tỷ lệ tổ dân phố được công nhận và giữ vững danh hiệu "Tổ dân phố văn hóa" 72,5%.

19. Tỷ lệ hộ dân được cung cấp nước sạch: khu vực đô thị đạt 100%; khu vực nông thôn đạt 85%.

20. Tỷ lệ rác thải sinh hoạt được thu gom và vận chuyển trong ngày: 100%.

21. Xử lý ô nhiễm môi trường: Tỷ lệ cụm công nghiệp, cụm công nghiệp làng nghề (đã đi vào hoạt đội có trạm xử thải đạt tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng: 95%. Tỷ lệ chất thải nguy hại được xử lý: 100%. Tỷ lệ chất thải y tế được xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường: 100%. Tỷ lệ nước thải đô thị được xử lý: 28,8%.

22. Số xã được công nhận đạt tiêu chí nông thôn mới nâng cao tăng thêm: 25 xã; Số xã nông thôn mới kiểu mẫu tăng thêm: 15 xã.

Chuẩn bị kịch bản phương án 2.000-3.000 ca Covid-19 mỗi ngày tại Hà Nội Chuẩn bị kịch bản phương án 2.000-3.000 ca Covid-19 mỗi ngày tại Hà Nội
Bệnh nhân COVID-19 nặng, nguy kịch ở Hà Nội tăng nhanh Bệnh nhân COVID-19 nặng, nguy kịch ở Hà Nội tăng nhanh
0,3% bệnh nhân Covid-19 tại Hà Nội tử vong, 27% có triệu chứng mức trung bình và nặng 0,3% bệnh nhân Covid-19 tại Hà Nội tử vong, 27% có triệu chứng mức trung bình và nặng

Ngày đăng: 16:47 | 14/12/2021

/ anninhthudo.vn