Theo quy hoạch vận tải khách công cộng hà nội, hà nội sẽ có 8 tuyến buýt nhanh BRT. Tuy nhiên, đến thời điểm này, sở gtvt hà nội cho biết, hà nội chưa có chủ trương mở rộng ngay mà đang kết nối các tuyến buýt với đường sắt đô thị.

Theo Quyết định phê duyệt Quy hoạch GTVT Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn 2050 của Thủ tướng Chính phủ, mạng lưới xe buýt nhanh tại Hà Nội sẽ gồm 8 tuyến: Kim Mã - Lê Văn Lương - Yên Nghĩa (khoảng 14km); Ngọc Hồi - Phú Xuyên (đi theo QL1 cũ, khoảng 27km); Sơn Đồng - Ba Vì (khoảng 20km);

Tuyến Phù Đổng - Bát Tràng - Hưng Yên (khoảng 15km); Gia Lâm - Mê Linh (Vành đai 3, khoảng 30km); Mê Linh - Sơn Đồng - Yên Nghĩa - Ngọc Hồi - QL5 - Lạc Đạo (Vành đai 4, khoảng 53km); Ba La - Ứng Hòa (khoảng 29km); Ứng Hòa - Phú Xuyên (khoảng 17km).

Cùng đó, một số tuyến đường sắt đô thị khi chưa xây dựng có thể sử dụng hình thức xe buýt nhanh tuyến số 4 (Đông Anh - Sài Đồng - Vĩnh Tuy/Hoàng Mai - Thanh Xuân - Bắc Từ Liêm - Thượng Cát - Mê Linh), tuyến số 8 (Cổ Nhuế - Vành đai 3 - Lĩnh Nam - Bát Tràng - Dương Xá) và tuyến Sơn Tây - Hòa Lạc - Xuân Mai.

Hà Nội sẽ có 8 tuyến buýt nhanh BRT, tăng tốc vận tải khách công cộng ảnh 1
Hà Nội sẽ có 8 tuyến buýt nhanh BRT theo quy hoạch

Tuy nhiên, theo Sở GTVT Hà Nội, vấn đề mở rộng vùng hoạt động của xe buýt nhanh BRT hiện vẫn đang trong quá trình nghiên cứu.

Hiện tại, Sở GTVT Hà Nội đang tính toán kết nối giữa BRT với toàn mạng lưới giao thông công cộng, trong đó có đường sắt đô thị để phát huy tối đa hiệu quả nguồn lực đã đầu tư.

Cụ thể, Sở GTVT đã rà soát điều chỉnh, tổ chức lại mạng lưới xe buýt thường để kết nối với tuyến BRT tại các điểm đầu cuối Kim Mã (11 tuyến), BX Yên Nghĩa (15 tuyến) và dọc hàng lang tuyến (24 tuyến).

Đối với việc kết nối với tuyến đường sắt số 2A Cát Linh - Hà Đông, Sở GTVT đã xây dựng phương án kết nối 16 tuyến buýt (trong đó có tuyến BRT), gồm các tuyến 09B, 19, 22C, 23, 28, 29, 30, 33, 44, 60A, 60B, 25, 85, 90, 99, 105 kết nối ngang giữa tuyến BRT và tuyến đường sắt 2A).

Ga Yên nghĩa kết nối trực tiếp 20 tuyến (01, 02, 21A, 27, 37, 57, 62, 72, 89, 91, 102, 75, 213, CNG02, CNG07, BRT và 4 tuyến mở mới gồm bến xe Yên Nghĩa - Chúc Sơn - Thị trấn Vân Đình; bến xe Yên Nghĩa - Kênh Đào; bến xe Yên Nghĩa - Miếu Môn; bến xe Yên Nghĩa - Hồng Dương).

Tại ga Cát Linh cũng điều chỉnh 4 tuyến buýt (23, 25, 50, 90) kết nối với tuyến BRT.

Muốn người dân mặn mà, đừng để buýt nhanh BRT chậm như... buýt thường Muốn người dân mặn mà, đừng để buýt nhanh BRT chậm như... buýt thường
Sau 2 năm vận hành xe buýt nhanh BRT Hà Nội: Giá quá đắt cho một thử nghiệm thất bại Sau 2 năm vận hành xe buýt nhanh BRT Hà Nội: Giá quá đắt cho một thử nghiệm thất bại

Ngày đăng: 14:15 | 23/11/2020

/ anninhthudo.vn