Sau khi đóng thầu 20-30 ngày, nếu không có khiếu kiện gì từ những nhà thầu bị trượt, Hà Nội sẽ công bố đơn vị trúng thầu
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội quyết định kéo dài thời hạn đấu thầu dự án Sữa học đường đến ngày 10/10, thay vì 1/10 như công bố trước đó. "Chúng tôi cần điều chỉnh một số chi tiết để tạo điều kiện cho đông đảo nhà thầu tham gia. Việc kéo dài thời hạn cũng là để các đơn vị có thêm thời gian chuẩn bị hồ sơ đấu thầu", ông Nguyễn Viết Cẩn, Trưởng phòng Kế hoạch Tài chính của Sở nói.
Hiện có 11 đơn vị tham gia đấu thầu dự án Sữa học đường của Hà Nội. Toàn bộ hồ sơ sau khi đóng thầu sẽ được đánh giá, thẩm định, chấm thầu bởi một đơn vị tư vấn độc lập do Hà Nội thuê ngoài. "Thông thường sau khi đóng thầu 20-30 ngày, nếu không có khiếu kiện gì từ những nhà thầu bị trượt, chúng tôi sẽ công bố đơn vị trúng thầu", ông Cẩn nói.
Trẻ mẫu giáo và tiểu học là đối tượng thụ hưởng chương trình Sữa học đường của Hà Nội. |
Chương trình Sữa học đường được HĐND thành phố Hà Nội thông qua nghị quyết từ ngày 5/7/2018. Đề án thực hiện theo quyết định số 1340 năm 2016 của Thủ tướng về chương trình sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng, góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và tiểu học đến năm 2020.
Mục tiêu của chương trình là cải thiện tình trạng dinh dưỡng của trẻ mẫu giáo và tiểu học thông qua uống sữa hàng ngày. Trẻ sẽ uống sữa tươi tiệt trùng, có hoặc không đường, được Hà Nội đặt hàng làm riêng. Sữa bổ sung một số vi lượng, khoáng chất, không bán trên thị trường và có tem mác riêng. Đơn vị xây dựng tiêu chuẩn vi chất để bổ sung vào sữa cho học sinh Hà Nội là Viện Dinh dưỡng quốc gia. Cục vệ sinh An toàn thực phẩm, các chi cục của thành phố chịu trách nhiệm tiền kiểm, hậu kiểm và quản lý việc triển khai cung ứng sữa.
Mỗi trẻ mẫu giáo, tiểu học khi tham gia dự án sẽ được uống sữa 5 lần/tuần (mỗi ngày đến trường uống một lần), mỗi lần một hộp 180 ml. Việc này được duy trì suốt 9 tháng đến trường trong mỗi năm học của các em. Mức đóng góp cho chương trình sữa học đường là ngân sách 30%, doanh nghiệp hỗ trợ 20% và phụ huynh góp 50%. Tổng kinh phí thực hiện dự kiến hơn 4.180 tỷ đồng, trong đó ngân sách hỗ trợ hơn 1.290 tỷ đồng; doanh nghiệp hơn 890 triệu đồng và phụ huynh đóng hơn 2.000 tỷ đồng.
Chương trình sẽ được triển khai từ năm học 2018-2019 đến hết năm 2020 trên tinh thần tự nguyện tham gia của phụ huynh.
Ngàn tỷ ngân sách cho sữa học đường: Thế giới đã làm thế nào?
Chương trình sữa học đường mới được thông tin với số tiền lên đến hàng ngàn tỷ từ nguồn ngân sách, bên cạnh đó doanh ... |
Hà Nội hỗ trợ hơn 1.200 tỷ đồng làm sữa riêng cho học sinh thủ đô
Học sinh Hà Nội sẽ uống sữa tươi tiệt trùng, bổ sung một số vi lượng, khoáng chất và được đặt hàng làm riêng. |
Ngày đăng: 16:11 | 01/10/2018
/ VnExpress