Ngoại trưởng Guatemala cho biết nước này không chịu áp lực từ Mỹ khi thông báo chuyển đại sứ quán ở Israel từ Tel Aviv về Jerusalem.

guatemala bac tin bi my ep chuyen dai su quan den jerusalem

Ngoại trưởng Guatemala Sandra Jovel. Ảnh: AFP.

"Không có áp lực nào. Không có đề nghị nào từ Mỹ. Đó là quyết định của chính phủ, nhà nước và là chính sách đối ngoại của Guatemala", AFP dẫn lời Ngoại trưởng Guatemala Sandra Jovel trả lời họp báo tại Guatamala City ngày 27/12.

Bà Jovel nhấn mạnh đại sứ quán Guatemala ở Israel không phải "chuyển" mà là "quay về" Jerusalem, vị trí ban đầu trước khi phải dời đến Tel Aviv năm 1978. Một số quốc gia Mỹ Latinh từng đặt phái đoàn ngoại giao tại Jerusalem trước khi Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ra nghị quyết năm 1980, lên án Israel tìm cách thay đổi "đặc tính và trạng thái" của thành phố, gọi đó là một rào cản hòa bình.

Theo bà Jovel, kế hoạch chuyển đại sứ quán "đã được cân nhắc trong 5 tháng trước. Mọi thứ chỉ diễn ra trùng hợp. Các nghị quyết ở Liên Hợp Quốc cùng những diễn biến khác cho thấy đây là thời điểm phù hợp".

Thông tin trên được đưa ra sau khi Tổng thống Guatemala Jimmy Morale ngày 24/12 quyết định nước này sẽ chuyển đại sứ quán tại Israel từ Tel Aviv về Jerusalem. Với động thái trên, Guatemala trở thành quốc gia đầu tiên theo chân Mỹ trong vấn đề Jerusalem.

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 6/12 thông báo coi Jerusalem là thủ đô Israel và sẽ chuyển đại sứ quán từ Tel Aviv về Jerusalem. Guatemala, cũng như Mỹ, không nêu thời gian cụ thể. Tuy nhiên, đây là bước đi gây tranh cãi với quan điểm chung của cộng đồng quốc tế rằng trạng thái của Jerusalem chỉ có thể được quyết định thông qua đàm phán giữa Israel và Palestine.

Trạng thái của Jerusalem là một trong những vật cản lớn nhất đối với tiến trình hòa bình giữa Israel và Palestine. Israel chiếm Đông Jerusalem năm 1967, coi toàn bộ Jerusalem là thủ đô không bị chia cắt. Phía Palestine cho rằng Đông Jerusalem là thủ đô của nhà nước tương lai.

128/193 quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc tuần trước bỏ phiếu thông qua dự thảo nghị quyết bác bỏ quyết định của ông Trump. 9 quốc gia phản đối nghị quyết, gồm Mỹ, Israel, Guatemala, Honduras, Marshall Islands, Micronesia, Nauru, Palau và Togo. Những nước còn lại bỏ phiếu trắng hoặc không bỏ phiếu.

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu nói quyết định của Mỹ và Guatemala "mới chỉ là khởi đầu" và dự đoán "còn những nước khác". Liên minh châu Âu (EU) bác khả năng thay đổi lập trường. Tổng thống Nga và Thổ Nhĩ Kỳ nói họ đều ủng hộ thiết lập một nhà nước Palestine.

guatemala bac tin bi my ep chuyen dai su quan den jerusalem Isreal liên lạc, "lôi kéo" 10 nước chuyển Đại sứ quán đến Jerusalem

"Chúng tôi đang liên hệ với ít nhất 10 quốc gia, một số ở châu Âu" để thảo luận về việc chuyển đại sứ quán ...

guatemala bac tin bi my ep chuyen dai su quan den jerusalem Israel bàn với 10 nước về chuyển đại sứ quán đến Jerusalem

Israel đang liên hệ với "ít nhất 10 nước" về khả năng chuyển đại sứ quán về Jerusalem, sau khi Mỹ công nhận thành phố ...

Ngày đăng: 09:53 | 28/12/2017

/ https://vnexpress.net